Ngành công thương: hỗ trợ ứng dụng công nghệ đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu trong bối cảnh dịch covid-19
Xác định năm 2021 là năm đầu thực hiện kế hoạch các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội các cập đề ra. Theo đó, chỉ số sản xuất công nghiệp Bình Dương ước tăng 4,51% so với cùng kỳ (năm 2020 tăng 8,02%, kế hoạch năm 2021 tăng 9,2%). Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu thụ ước đạt 231.578 tỷ đồng, tăng 3,4% so với cùng kỳ (năm 2020 tăng 12,3%, kế hoạch năm 2021 tăng 16%). Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 31 tỷ 500 triệu USD, tăng 13,5% so với cùng kỳ (năm 2020 tăng 8,5%, kế hoạch năm 2021 tăng 12%). Kim ngạch xuất khẩu năm 2021 ước đạt 24 tỷ 690 triệu đô la Mỹ, tăng 14,7% so với cùng kỳ năm 2020. Thặng dư thương mại xuất nhập khẩu ước đạt 6,8 tỷ USD. Sso lượng điện thương phẩm ước đạt 14 tỷ KWh, giảm 1,6% so với năm 2020; duy trì tỷ lệ hộ dân sử dụng điện đạt 99,99%.
Tính đến ngày 15/12/2021, trên địa bàn tỉnh hiện có 74/97 chợ truyền thống (đạt 76,2%), 11/11 siêu thị, 221/221 cửa hàng tiện lợi còn hoạt động. Hệ thống các chợ, siêu thị, cửa hàng tiện lợi vẫn đảm bảo cung ứng đủ hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Để đảm bảo phòng chống dịch trong tình hình mới, Sở Công thương tiếp tục tổ chức hướng dẫn và giám sát việc tự test xét nghiệm covid-19 (định kỳ 01 lần/tuần) của nhân viên, người lao động trong hệ thống phân phối hàng hóa thiết yếu của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Lũy kế đến ngày 15/12/2021, Sở đã tổ chức test nhanh và giám sát kết quả test (doanh nghiệp tự test) cho 71.902 lượt người, số ca dương tính là 427 ca F0 (tỷ lệ 0,59%).
Trong bối cảnh dịch bệnh covid-19 diễn ra phức tạp trên địa bàn tỉnh, ngành công thương đã triển khai hiệu quả Kế hoạch bình ổn thị trường hàng hóa thiết yếu năm 2021 trên địa bàn tỉnh; phối hợp tổ chức dự trữ và và bán hàng bình ổn thị trường theo đúng kế hoạch, ổn định được giá cả thị trường, hàng hóa phong phú, đảm bảo chất lượng, phục vụ tốt cho người dân.
Nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu hàng hóa thiết yếu cho người dân trên địa bàn trong thời gian giãn cách và hậu giãn cách, ngành công thương đã đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ, dịch vụ bán hàng thông minh, các nền tảng thương mại điện tử trong tất cả các ngành hàng. Đặc biệt, trong thời gian giãn cách xã hội. Khi các chợ truyền thống tạm thời ngưng hoạt động thì các kênh bán hàng trực tuyến gần như đã thay thế cho kênh bán hàng truyền thống, người dân dần làm quen, tiếp cận với hình thức mới trong mua bán hàng hóa và dần dần hình hình thói quen mua hàng trực tuyến đối với một số mặt hàng sau khi hết giãn cách thực hiện theo “bình thường mới”.
Các kênh bán hàng trực tuyến cho người dân, các giải pháp cung cấp combo sản phẩm hàng hóa thiết theo theo từng phân khúc khách hàng cũng như số lượng người dân trong từng hộ gia đình đã được triển khai, giải pháp cán bộ, đoàn thanh niên làm đầu mối đi chợ hộ cho người dân được đẩy mạnh trong tình hình dịch covid-19 diễn ra phức tạp trên địa bàn; ngành công thương cũng đã triển khai 160 lượt bán hàng lưu động tại các huyện, thị xã, thành phố trong thời gian giãn cách xã hội; Khuyến khích người dân trong khu vực cách ly, phong toả có nhu cầu về hàng hoá liên hệ đặt hàng trực tuyến với các hộ kinh doanh bán lẻ thực phẩm, các siêu thị, cửa hàng tiện lợi; tham mưu UBND tỉnh triển khai các chương trình, kế hoạch về cung ứng hàng hóa BOTT ứng phó dịch covid-19 giúp cho tình hình cung - cầu hàng hóa thiết yếu của tình cơ bản ổn định, đảm bảo dự trữ đủ số lượng và chất lượng hàng hóa thiết yếu tại 107 chợ, 11 siêu thị và hơn 200 cửa hàng tiện ích, siêu thị mini… phục vụ nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh, không để xảy ra hiện tượng khan hiếm hàng, sốt quá.
Về khâu vận chuyển, để tránh gây ách tắc hàng hóa cục bộ do yêu cầu giãn cách hạn chế việc di chuyển, Sở Công Thương đã chủ động đề ra 8 giải pháp điều tiết, cung ứng hàng hóa gồm: thông tin thị trường, thông tin tuyên truyền; bán hàng hỗ trợ; chia tần suất đi chợ; tăng cường bán hàng trực tuyến; ưu tiên các phương tiện vận chuyển hàng hóa thiết yếu; thúc đẩy sản xuất nuôi trồng nông sản thực phẩm; hỗ trợ bình ổn thị trường.
Thực hiện kế hoạch số 6149 của UBND tỉnh về thực hiện Kế hoạch bình ổn thị trường hàng hóa thiết yếu năm 2022, Tết nhâm Thìn và ứng phó với dịch covid-19 trong giai đoạn bình thường mới trên địa bàn, Sở Công thương đã phối hợp cùng với 14 doanh nghiệp tham gia bình ổn thị trường tổ chức dự trữ và cung ứng hàng phục vụ người dân, ứng phó với dịch covid-19 với tổng giá trị hàng hóa dự trữ theo kế hoạch năm 2022 là 5.576 tỷ đồng (không tính xăng dầu, thuốc trị bệnh và khẩu trang, y tế phòng chống dịch).
Bằng những giải pháp quyết liệt và việc chuyển đổi mô hình thương mại trong thời điểm dịch bệnh diễn ra, việc cung ứng hàng hóa tiêu dùng thiết yếu trên địa bàn tỉnh đã sẵn sàng phương án đảm bảo, đáp ứng đủ nhu cầu của người dân, hàng hóa đa dạng, phong phú, không có tình trạng khan hiếm hàng hóa, đầu cơ găm hàng, tăng giá hàng hóa, đảm bảo cho đời sống, sản xuất của nhân dân phát triển.
Bên cạnh đó, nhằm hỗ trợ người dân cũng như doanh nghiệp tiết kiệm chi phí trong sinh hoạt cũng như sản xuất kinh doanh, ổn định cuộc sống, đảm bảo sản xuất trong tình hình hiện tại, Sở Công thương đã tổ chức tập huấn về công tác sử dụng năng lượng tiết kiệm điện và hiệu quả đối với các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm; thực hiện một số nhiệm vụ được giao trong kế hoạch hành động về tăng trưởng xanh trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả như: Nâng cao nhận thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; nâng cao nhận thức, triển khai cuộc vận động xây dựng mô hình “sử dụng tiết kiệm năng lượng trong mỗi hộ gia đình”, nâng cao nhận thức, hướng dẫn và khuyến khích các sáng kiến tiêu dùng bền vững trong dân cư; nâng cao năng lực quản lý năng lượng trong công nghiệp và xây dựng.
Thực hiện các chính sách kinh tế nhằm thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng các dạng năng lượng mới. Rà soát, kiến nghị điều chỉnh các quy hoạch phát triển ngành công nghiệp từ quan điểm phát triển phát triển bền vững và xây dựng khung chính sách và kế hoạch hành động tăng trưởng xanh của ngành công nghiệp; cải thiện đổi mới nghệ và phát triển hạ tầng năng lượng theo hướng bền vững; đổi mới công nghệ, áp dụng phổ biến phương pháp sản xuất sạch hơn trong công nghiệp.
Tuyết Mai