Ngành y tế: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong phòng, chống dịch bệnh
Trong năm 2021, ngành y tế đã chủ động xây dựng kế hoạch triển khai công tác phòng chống dịch bệnh năm 2021, trong đó việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong phòng, chống dịch được các cơ sở y tế đặc biệt quan tâm.
Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ theo xu hướng cách mạng công nghiệp 4.0 cũng như trong bối cảnh nguồn nhân lực y tế còn hạn chế là cần thiết. Hiện số lượng nhân lực đang làm việc trong các cơ sở y tế công lập chỉ đạt 67,8% so với hường dẫn của Thông tư số 08/2007/TTLT-BYT-BNV, chủ yếu là thiếu bác sĩ, đặc biệt là các chuyên khoa sâu, hiếm. Số lượng bác sỹ về công tác tại các cơ sở y tế công lập tăng không đáng kể qua các năm và chứ đáp ứng nhu cầu của tỉnh, tỷ lệ bác sĩ/vạn dân chỉ đạt khoảng 7,51 giường bệnh thực kê/van dân đạt 20,3 thấp hơn mặt mặt chung của cả nước. Việc thực hiện kỹ thuật theo phân tuyến kỹ thuật của Bộ y tế tại tuyến y tế cơ sở còn hạn chế; việc đăng ký thực hiện chuyển giao khoa học kỹ thuật của tuyến huyện/xã chậm, chưa đạt yêu cầu. Ngoài ra, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác y tế đặc biệt là tại các cơ sở khám chữa bệnh còn hạn chế, chưa đồng bộ.
Do đó, tỉnh đã quan tâm đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin cơ bản cho các Trung tâm y tế và các trạm y tế, đảm bảo thực hiện tin học hóa và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý sức khỏe, trong đó, tập trung công tác đào tạo, tập huấn. Tăng cường việc đào tạo, nâng cao trình độ nhân viên y tế tuyến cơ sở, bệnh viện đa khoa tỉnh là đầu mối phụ trách, triển khai các hoạt động đào tạo phù hợp vơi nhu cầu của đơn vị caũng như định hướng của Bộ y tế và phát triển y tế cơ sở.
Đẩy mạnh triển khai Quyết định số 1718/QĐ-BYT về chuyển giao kỹ thuật cho tuyến y tế cơ sở; cũng như cung ứng gói dịch vụ y tế cơ bản quy định tại Thông tư 39. Nâng cao năng lực trạm y tế lưu động, các lực lượng chăm sóc điều trị covid-19 tại nhà của tỉnh.
Toàn tỉnh hiện đã thành lập 4.419 tổ an toàn covid-19 cộng đồng tại tất cả các ấp/khu phố trên địa bàn tỉnh. Toàn tỉnh hiện có 07 phòng xét nghiệm với 18 máy RT-PCR, đang thực hiện xã hội hóa xét nghiệm và được sự hỗ trợ của Trung tâm xét nghiệm của Tổng hội Y học Việt Nam có thể đáp ứng năng lực xét nghiệm 25.000 mẫu đơn/ngày; thành lập 600 đội lấy mẫu cơ động. Tỉnh Bình Dương được doanh nghiệp tài trợ 02 máy xét nghiệm RT-PCR (CDC, Dĩ An) và Bộ y tế điều động hỗ trợ 02 máy xét nghiệm RT-PCR lưu động, ngành y tế đã tự triển khai xét nghiệm lâm sàng lọc cộng đồng: Lấy mẫy xét nghiệm diện rộng đợt 1 từ ngày 17/7/2021 cho 1.074.312 lượt người, phát hiện 11.217 người nghi ngờ mắc covid-19 (tỷ lệ 1,04%); lấy mẫu xét nghiệm diện rộng đợt 2 đến nay (từ ngày 02/8/2021 đến nay): các địa phương lấy mẫu test nhanh và PCR cho 11.361.918 lượt người, có 196.977 trường hợp dương tính (tỷ lệ 1,73%).
Ngoài ra, ngành y tế còn đẩy mạnh việc áp dụng các phần mềm quản lý như: phần mềm quản lý văn bản, sử dụng hộp tư điện tử công vụ, áp dụng 03 TTHC lĩnh vực trang thiết bị y tế ở mức độ 4, 34 TTHC lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh, dược phẩm được thực hiên ở mức độ 3. Các đơn vị và ngoài công lập đều thực hiện kết nối cơ sở dữ liệu khám chữa bệnh với Bộ y tế và bảo hiểm xã hội Việt Nam để thực hiện giám định, thanh toán chi phí khắm chữa bệnh bảo hiểm y tế. Bên cạnh đó, ngành y tế còn sử dụng nhiều phần nghiệp vụ chuyên ngành về tài chính kế toán, tổ chức cán bộ, quản lý hành nghề đáp ứng một phần cơ bản các yêu cầu trong quản lý và điều hành.
Trong giai đoạn dịch bệnh covid-19, ngành y tế đã tiếp nhận, triển khai nhiều phần mềm hỗ trợ trong công tác phòng chống dịch bệnh, quản lý tiêm chủng vacxin cũng như các phần mềm báo cáo; tuy nhiên, mỗi phần mềm có tính năng ưu trong một lĩnh vực mà chưa có sự liên kết giữa các phần mềm; liên kết được dữ liệu tiêm chủng lên phần mềm hồ sơ sức khỏe điện tử của Viettel.
Hiện, ngành y tế đang xây dựng kế hoạch triển khai, ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực y tế giai đoạn 2021-2025 trình UBND tỉnh phê duyệt. trong đó, đang trình UBND tỉnh chủ trương thực hiện hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin về đầu tư “Hệ thống Hội nghị truyền hình trực tuyến ngành y tế tỉnh Bình Dương”, đã tiếp cận với các đối tác cung cấp hệ thống PACS về lưu trữ hình ảnh y khoa và liên thông trong hỗ trợ công tác chẩn đoán hình ảnh giữa các tuyến, tổ chức các buổi trình bày về các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong y tế đối với việc triển khai bệnh án điện tử, đăng ký khám chữa bệnh dựa trên các ứng dụng ICT cho các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh.
Trong thời gian tới, ngành tiếp tục triển khai công tác chuyển giao kỹ thuật cho tuyến y tế cơ sở. Đẩy mạnh triển khai công tác phối hợp công tư trong hoạt động khám chữa bệnh, thực hện các chương trình y tế đặc biệt tuyến cơ sở; khai thác hiệu quả trang thiết bị y tế; tổ chức hội nghị khoa học kỹ thuật avf công nghệ ngành y tế, đề xuất các nhiệm vụ khoa học và công nghệ mang tính cấp thiết, mang lại hiệu quả cao trong từng chuyên ngành; xây dựng đề án y tế thông minh và phối hợp kiện toàn dữ liệu tiêm chủng covid-19 liên thông giữa các phần mềm.
Tuyết Mai