Nghiên cứu chế tạo vật liệu nano vàng hình sao và bước đầu khảo sat khả năng gắn kết phân tử protein
b. Chủ nhiệm đề tài: Tống Thị Hồng
c. Tên cơ quan đi học: Trường THPT Trần Văn Ơn
d. Tên Viện - trường thực hiện luận văn: Trường Đại học Sư phạm TP.Hồ Chí Minh
e. Mục tiêu nghiên cứu:
Chế tạo hạt nano vàng dạng sao sử dụng chất bảo vệ chitosan bằng phương pháp khử một giai đoạn và khảo sát khả năng gắn kết với phân tử protein
f. Kết quả thực hiện (tóm tắt):
Đây là luận văn thạc sĩ của tác giả Tống Thị Hồng năm 2020 với mục tiêu chế tạo hạt nano vàng dạng sao sử dụng chất bảo vệ chitosan bằng phương pháp khử một giai đoạn và khảo sát khả năng gắn kết với phân tử protein, cụ thể như sau tổng hợp có kiểm soát nano vàng dạng hình sao bằng phương pháp khử một giai đoạn với chất bảo vệ chitosan, tiền chất HauCl4, và chất khử ascorbic acid; khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến hình dạng và kích thước hạt nano vàng; khảo sát độ bền của hệ keo nano vàng trong môi trường ion; tiến hành thử nghiệm khả năng gắn kết của nano vàng với phân tử sinh học heparin, BSA.
Để đạt được mục tiêu đề ra, tác giả đã xây dựng quy trình tổng hợp nano vàng dạng sao bằng phương pháp khử một giai đoạn sử dụng tiền chất HAuCl4, ascorbic acid làm chất khử, chitosan dùng làm chất bảo vệ; khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp nano vàng trong môi trường nước như nồng độ chitosan, thể tích HAuCl4, nồng độ ascorbic acid, pH; các mẫu được phân tích bởi các phương pháp UV–Vis, SEM, TEM, XRD, DLS và thế zeta; khảo sát độ ổn định của dung dịch keo nano vàng@chitosan trong môi trường NaCl; khảo sát khả năng gắn kết nano vàng@chitosan với phân tử heparin, protein BSA.
Kết quả, đã tổng hợp thành công nano vàng dạng sao với chất bảo vệ và định hướng phát triển tinh thể chitosan tại pH 3, điều kiện thích hợp là 5,0 mL chitosan 0,06 %, 2,0 mL HAuCl4 2,5 mM, 0,5 mL ascorbic acid 0,5 M, và nhiệt độ phòng. Nano vàng dạng sao có kích thước trung bình khoảng 100 nm. Bên cạnh đó, hạt nano vàng dạng tam giác đã được tổng hợp thành công với chất bảo vệ chitosan, điều kiện thích hợp là 5,0 mL chitosan 0,06 %, 2,0 mL HAuCl4 2,5 mM, 0,5 mL ascorbic acid 0,5 M, và nhiệt độ phòng tại pH 1-2. Đây là kết quả nghiên cứu mới đối với phương pháp khử một giai đoạn trên nền chất bảo vệ polymer có nguồn gốc tự nhiên.
Đã đề xuất cơ chế phát triển mầm tinh thể nano vàng dạng hình sao tại các điều kiện pH khác nhau. Kết quả nghiên cứu mới trong đề xuất cơ chế phát triển hạt nano với chất bảo vệ polymer sinh học.
Đánh giá được khả năng gắn kết của vật liệu nano vàng dạng sao có lớp bảo vệ chitosan với phân tử heparin qua các phương pháp so màu, DLS, UV-Vis, và thế zeta. Phân tích được điều kiện thích hợp trong quá trình phát hiện heparin. Đây là kết quả ứng dụng mới của hạt nano vàng dạng sao trong lĩnh vực y sinh, chẩn đoán.
Đề tài đã đánh giá được hoạt tính gắn kết protein của hạt nano vàng dạng saochitosan với protein BSA thông qua tác nhân trung gian tạo nối ngang TPP dựa trên phương pháp Bradford, UV-Vis, xác định được nồng độ và hiệu suất gắn kết của protein trên nano vàng dạng sao.
g. Năm tốt nghiệp: