Nghiên cứu đề xuất giải pháp khai thác bền vững nguồn nước hạ lưu sông Bé phục vụ phát triển kinh tế - xã hội huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương
b. Chủ nhiệm đề tài: Trần Minh Thịnh
c. Tên cơ quan cử đi học: Trung tâm Quan trắc - Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường
d. Tên Viện - trường thực hiện luận văn: Trường Đại học Thủy Lợi
e. Mục tiêu nghiên cứu:
Đánh giá khả năng khai thác nguồn nước hạ lưu sông Bé, đoạn chảy qua địa phận huyện Phú Giáo - tỉnh Bình Dương; đánh giá nhu cầu khai thác sử dụng nước hạ lưu sông Bé phục vụ phát triển kinh tế - xã hội huyện phú giáo, tỉnh Bình Dương; đề xuất các giải pháp khai thác, bảo vệ nguồn nước bền vững trên địa bàn huyện Phú Giáo - tỉnh Bình Dương
f. Kết quả thực hiện (tóm tắt):
Những năm gần đây hiện tượng thiếu nước sạch cho sinh hoạt vào mùa khô tại một số địa bàn huyện ngày một tăng, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, làm giảm sức thu hút đầu tư của huyện.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thiếu nước sạch sinh hoạt, trong đó chủ yếu là do đặc điểm địa chất thủy văn khu vực thuộc vào loại nghèo nước. Bên cạnh đó sự phát triển kinh tế của huyện, đặc biệt là phát triển công nghiệp dẫn đến tăng nhu cầu khai thác, sử dụng nước làm cho thiếu hụt nước ngày càng gia tăng. Tác động của thiếu nước ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt của người dân, đến phát triển công nghiệp, nông nghiệp. Vì vậy cần phải có những phương án ước toán nhu cầu khai thác và khả năng đáp ứng của nguồn nước hạ lưu Sông Bé cho tương lai, để đưa ra các giải pháp phân bổ nguồn nước cho khu vực thiếu nước.
“Nghiên cứu đề xuất các giải pháp khai thác bền vững nguồn nước hạ lưu Sông Bé phục vụ phát triển kinh tế - xã hội huyện Phú Giáo” là luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của tác giả Trần Minh Thịnh thực hiện vào năm 2020 nhằm đánh giá khả năng khai thác nguồn nước hạ lưu sông Bé, đoạn chảy qua địa phận huyện Phú Giáo - tỉnh Bình Dương; đánh giá nhu cầu khai thác sử dụng nước hạ lưu sông Bé phục vụ phát triển kinh tế - xã hội huyện phú giáo, tỉnh Bình Dương; đề xuất các giải pháp khai thác, bảo vệ nguồn nước bền vững trên địa bàn huyện Phú Giáo - tỉnh Bình Dương.
Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở sử dụng phương pháp kế thừa; thu thập thông tin số liệu về đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội, đặc điểm nguồn nước mặt, nước dưới đất, thu thập thông tin, số liệu đo đạc, quan trắc nước mặt, nước dưới đất của các đơn vị quan trắc chuyên môn phục vụ công tác tính toán, đánh giá. Tác giả phương pháp thống kê phân tích để phục vụ tính toán đánh giá các sô liệu cũng như sử dụng các mô hình MIKE 11, để tính toán dòng chảy Sông suối.
Kết quả, tác giả đã tính toán nhu cầu sử dụng nước của các ngành kinh tế như công nghiệp, sinh hoạt, nông nghiệp có ảnh hưởng lớn đến quy hoạch phát triển nguồn nước năm 2018, dự kiến năm 2025 và năm 2035 theo các tiểu lưu vực. thêm vào đó, đề tãi cũng đã tính toán được trữ lượng khai thác nước dưới đất huyện Phú Giáo theo các tiểu lưu vực. Tính toán trữ lượng nước mặt hệ thống sông suối bằng mô hình Mike 11, từ đó đánh khả năng cấp nước huyện Phú Giáo theo các tiểu lưu vực vào các năm 2018, dự kiến năm 2025 và 2035 theo mùa khô và mùa mưa.
Từ những nhận định trên, tác giả đã đề xuất các giải pháp công trình, phi công trình nhằm nâng công suất khai thác cũng như bảo vệ nguồn nước. Đặc biệt là giải pháp công trình, đã đề xuất giải pháp chuyển đổi dần việc khai thác, sử dụng nước từ nước ngầm sang nước mặt tại các tiểu lưu vực thiếu nước ngầm cho các nhu cầu khai thác. Đảm bảo các lưu vực đều đủ nước sử dụng. Ngoài ra, còn đề xuất các giải pháp khác nhằm đảm bảo khai thác và bảo vệ nguồn nước cho các tiểu lưu vực, bảo vệ tài nguyên nước phục vụ phát triển bền vững kinh tế xã hội huyện Phú Giáo.
g. Năm tốt nghiệp: 2021