Nghiên cứu giải pháp khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên nước sông Cái Lớn - Cái Bé theo hướng bền vững
b. Chủ nhiệm đề tài: Phạm Quang Chánh
c. Tên cơ quan cử đi học: Trung tâm Quan trắc - Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường
d. Tên Viện - trường thực hiện luận văn: Trường Đại học Thủy Lợi
e. Mục tiêu nghiên cứu:
Đánh giá mưc đô thich nghi cua hê thống san xuât trong vùng lưu vưc sông Cái Lớn - Cái Bé.
Đề xuât giai pháp khai thác sử dụng tài nguyên nước hơp lý nhằm phát triển bền vững lưu vưc sông Cái Lớn - Cái Bé.
f. Kết quả thực hiện (tóm tắt):
Theo báo cáo, cách tiếp cận mới để xây dựng quy hoạch là phải căn cứ vào nguồn lực mà ta có hiện tại và trong tương lai và tìm cách sử dụng nguồn lực đó một cách hiệu quả nhất cho phát triển. Nguồn nước cho ĐBSCL đặc biệt là BĐCM đang chịu những tác động mạnh mẽ của phát triển thượng lưu, biến đổi khí hậu và nước biển dâng là nguồn tài nguyên có hạn. Vì vậy việc quản lý sử dụng nguồn nước này sao cho hiệu quả nhất cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời đảm bảo ít tác động tiêu cực nhất đến môi trường. Việc lựa chọn để đề xuất giải pháp thủy lợi cho khu vực dự án Cái Lớn - Cái Bé cần dựa trên cơ sở phân tích tối ưu sử dụng tài nguyên đất và tài nguyên nước, bao gồm cả nước ngọt và nước mặn.
Trong phần tổng quan các vấn đề nghiên cứu cho thấy, lưu vực sông Cái Lớn - Cái Bé bao gồm 38 đơn vị đất đai căn cứ trên 06 thuộc tính bao gồm loại đất, tình hình xâm nhập mặn, độ ngập sâu, lượng mưa trung bình năm, khả năng tưới và thời gian canh tác nhờ mưa; được phân nhóm thành 19 nhóm 19 nhóm thích nghi sinh thái tương ứng với 22 mô hình canh tác nông nghiệp điển hình.
Các đề tài nghiên cứu trước đây chưa đánh giá được diễn biến xâm nhập mặn trong thời gian đủ dài; chưa xây dựng được bản đồ đơn vị đất đai cho khu vực nghiên cứu; chưa đánh giá thích nghi hệ sinh thái sản xuất theo diễn biến mặn - ngọt, đặc biệt là các khu vực đang có sự tranh chấp nguồn nước giữa hoạt động nuôi tôm và trồng lúa; chưa phân tích chi tiết về tài chính của các mô hình các tác nông nghiệp điển hình khu vực nghiên cứu; chưa có đề xuất các hệ sinh thái sản xuất thích nghi với biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho lưu vực sông Cái Lớn - Cái Bé. Đây là những vấn đề mà đề tài nghiên cứu sẽ tập trung giải quyết.
Nhìn chung, mặn trên sông chính và các kênh thông ra biển trong các năm qua có xu hướng tăng nhưng không nhiều. Trong nội đồng mặn có xu thế giảm nhờ các công trình thuỷ lợi được xây dựng. Cụ thể: Dự án ngọt hoá QL-PH bắt đầu xây dựng từ năm 1994, hệ thống cống ngăn mặn biển Đông được thực hiện từ Sóc Trăng xuống Cà Mau. Diện tích hưởng lợi từ nguồn nước ngọt của sông Hậu tăng dần theo tiến độ xây dựng và hoạt động của các cống ngăn mặn.
Trong phần phương pháp nghiên cứu, đề tài đã sử dụng các phương pháp xây dựng bản đồ GIS đánh giá mức độ thích nghi hệ thống sản xuất; sử dụng GIS để giải quyết bài toán thích nghi; phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp chi phí sản xuất và hiệu quả đầu tư của các hệ thống canh tác; thu thập tài liệu.
Trong phần giải pháp sử dụng hiệu quả tài nguyên nước sông Cái Lớn - Cái Bé theo hướng bền vững, đã đề xuất một số giải pháp như lựa chọn hệ thống canh tác thích ứng với BĐKH và nước biển dâng (NBD) và phát triển bền vững với sản xuất hàng hóa theo cơ chế kinh tế thị trường; bố trí lại thời vụ canh tác lúa vụ Đông Xuân; chọn giống cây trồng có khả năng chịu hạn mặn đưa vào sản xuất đại trà; áp dụng nhanh các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới vào phát triển các hệ thống canh tác; xây dưng và quản lý vận hành thiết bị quan trắc và cảnh báo mặn tự động trên hê thống sông kênh rạch lưu vực sông Cái Lớn - Cái Bé; cải tạo hê thống thủy lợi trên lưu vực sông Cái Lớn - Cái Bé.
Đánh giá thích nghi của hệ thống canh tác để lựa chọn ra hệ thống canh tác phù hợp với đặc điểm thổ nhưỡng, tài nguyên nước và có giá trị trong chuỗi thị trường, đây chính là giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên nước trong điều kiện thực tiễn tại Bán đảo Cà Mau nói chung, lưu vực sông Cái Lớn - Cái Bé nói riêng.
g. Năm tốt nghiệp: 2021