Phát triển làng nghề phục vụ du lịch ở thành phố Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương
b. Chủ nhiệm đề tài: Lê Anh Tuấn
c. Tên cơ quan đi học: Trường THPT Bình Phú
d. Tên Viện - trường thực hiện luận văn: Trường Đại học sư phạm TP.Hồ Chí Minh
e. Mục tiêu nghiên cứu:
Đề tài là xây dựng định hướng phát triển làng nghề phục vụ du lịch của tỉnh Tp. Thủ Dầu Một trên cơ sở phân tích, đánh giá các sản phẩm của làng nghề, hiện trạng phát triển của các của làng nghề.
f. Kết quả thực hiện (tóm tắt):
Hiện nay tỉnh Bình Dương nói chung và TP.Thủ Dầu Một nói riêng đang tập trung đầu tư phát triển với mục đích đưa các làng nghề thành một sản phẩm du lịch trong chiến lược phát triển du lịch làng nghề đầy tiềm năng.
Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của tác giả Lê Anh Tuấn thực hiện vào năm 2020 với mục đích xây dựng định hướng phát triển làng nghề phục vụ du lịch của tỉnh Tp. Thủ Dầu Một trên cơ sở phân tích, đánh giá các sản phẩm của làng nghề, hiện trạng phát triển của các của làng nghề.
Để đạt được mục tiêu, tác giả đã vận dụng cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển làng nghề truyền thống phục vụ du lịch vào nghiên cứu phát triển làng nghề phục vụ du lịch ở địa phương cụ thể, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương; phân tích thực trạng phát triển các làng nghề truyền thống ở TP. Thủ Dầu Một phục vụ du lịch; điều tra, khảo sát thực tế, thu thập, tổng hợp thông tin, về các điều kiện và thực trạng phát triển các làng nghề phục vụ du lịch trên địa bàn Tp.Thủ Dầu Một; đề xuất định hướng và giải pháp phát triển các làng nghề phục vụ phát triển du lịch ở TP. Thủ Dầu Một.
Kết quả, tác giả đã đề xuất một số giải pháp như thực hiện đổi mới quản lí, tổ chức, tiến trình qui hoạch hệ thống làng nghề phù hợp với tiềm năng; kêu gọi đầu tư hiện đại hóa vật chất kĩ thuật, phương tiện sản xuất; cải tiến mẫu mã, đa dạng hóa sản phẩm; tổ chức các loại hình đào tạo kết hợp để nâng cao chất lượng đội ngũ lao động nghề có kĩ thuật cao; xúc tiến quảng bá sản phẩm làng nghề qua nhiều phương tiện và hoạt động xã hội trong và ngoài nước; sử dụng tối đa và có hiệu quả lao động nghề truyền thống địa phương; liên kết, hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp du lịch tham gia đầu tư phát triển và tiêu thụ sản phẩm; triển khai đồng bộ thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường sinh thái và môi trường sản xuất, phát triển bền vững làng nghề.
Có thể nói, việc phát triển làng nghề phục vụ cho du lịch ở Bình Dương nói chung và TP.Thủ Dầu Một nói riêng chưa thật sự hiệu quả mặc dù Tỉnh đã có một số chính sách phát triển. Thông qua đề tài, tác giả đã đưa ra những đề xuất nhằm góp phần bảo tồn và khai thác có hiệu quả các di tích lịch sử, các giá trị di sản văn hóa, các giá trị của các làng nghề, các giá trị môi trường sinh thái.
Đề tài không chỉ phân tích, đánh giá được thực trạng phát triển các làng nghề và việc khai thác làng nghề phục vụ du lịch ở thành Phố Thủ Dầu Một, từ đó đề xuất được định hướng và giải pháp để phát triển các làng nghề phù hợp với điều kiện cụ thể ở TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương mà còn củng cố, hoàn thiện thêm cơ sở lí luận và thực tiễn của phát triển làng nghề phục vụ du lịch và du lịch làng nghề.
g. Năm tốt nghiệp: 2020