Quản lý nhà nước đối với báo chí trên địa bàn tỉnh Bình Dương
b. Chủ nhiệm đề tài: Trần Minh Khiêm
c. Tên cơ quan đi học: Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình dương
d. Tên Viện - trường thực hiện luận văn: Học viện Hành chính quốc gia
e. Mục tiêu nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực tiễn về quản lý nhà nước về báo chí để phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về báo chí trong những năm qua trên địa bàn tỉnh Bình Dương, góp phần đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong thời gian tới.
f. Kết quả thực hiện (tóm tắt):
Đây là Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của tác giả Trần Minh Khiêm thực hiện vào năm 2020 với mục tiêu trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực tiễn về quản lý nhà nước về báo chí để phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về báo chí trong những năm qua trên địa bàn tỉnh Bình Dương, góp phần đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong thời gian tới.
Để thực hiện được mục tiêu, hệ thống hóa cơ sở lý luận để làm rõ quan niệm về báo chí; quản lý nhà nước và quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí; phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động báo chí và công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh Bình Dương, nêu rõ những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân; đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Kết quả, tác giả đã đề xuất một số giải pháp để thực hiện Quản lý nhà nước đối với báo chí trên địa bàn tỉnh Bình Dương như Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan quản lý nhà nước, các hoạt động báo chí và các cơ quan báo chí; Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật trong quản lý nhà nước về báo chí; Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển báo chí phù hợp; Tăng cường vai trò quản lý và sự phối hợp giữa cơ quan lãnh đạo, cơ quan quản lý và cơ quan báo chí; Thực hiện tốt công tác phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí; Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về báo chí và cán bộ quản lý báo chí; Tăng cường các nguồn lực tài chính; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra
Thời gian qua, các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh đã hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ theo quy định trong giấy phép thành lập, bảo đảm thông tin trung thực, khách quan, phù hợp với lợi ích đất nước và Nhân dân. Tuy nhiên, cùng với các ưu điểm, thành tựu thì thời gian qua hoạt động báo chí của tỉnh còn bộc lộ những hạn chế nhất định như: công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách đối với hoạt động báo chí còn nhiều bất cập, chậm so với quy định và yêu cầu thực tiễn; báo chí đang bị cạnh tranh thông tin với mạng xã hội, dẫn đến các cơ quan báo chí không thu hút được quảng cáo, không tự chủ được chi phí hoạt động, ảnh hưởng tới chất lượng nội dung.
Với những giải pháp đề xuất, việc quản lý nhà nước đối với báo chí trên địa bàn tỉnh Bình Dương sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động chất lượng các loại hình báo chí phát triển báo chí của tỉnh đạt trình độ chuyên nghiệp, hiện đại, nâng cao chất lượng các loại hình báo chí đảm bảo đáp ứng nhu cầu thông tin, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Kết quả nghiên cứu của luận văn không những chỉ ra một cách căn bản những kết quả đạt được cũng như các yếu kém, bất cập trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh Bình Dương; đề xuất, kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong thời gian tới, mà còn là nguồn tài liệu tham khảo cho đội ngũ làm công tác quản lý báo chí; đồng thời cung cấp những kiến thức căn bản trong bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho những người làm báo ở địa phương.
g. Năm tốt nghiệp: 2020