Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực khoa học nhân văn trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Cũng như các đề tài trong lĩnh vực khoa học xã hội, đề tài thuộc lĩnh vực khoa học nhân văn không thể hiện rõ nét về mặt ứng dụng của nó. Tuy nhiên, kết quả của các đề tài này cũng đã khơi gợi niềm đam mê trong nghiên cứu về văn hóa, con người Việt Nam.
Như vậy, ngoài các đề tài thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, Trường đại học Thủ Dầu Một cũng đã triển khai một số đề tài thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và đưa vào ứng dụng thực tiễn trong công tác nghiên cứu và giảng dạy của Trường trong những năm qua:
Phong trào đấu tranh chính trị ở đô thị miền Đông Nam Bộ trong kháng chiến chống Mỹ giai đoạn 1954 - 1960, Phan Thị Lý, 2015, đề tài được ứng dụng làm tài liệu nghiên cứu, giảng dạy và học tập cho giảng viên, học viên cao học, sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một và những người quan tâm.
Phương thức sử dụng một số hư từ trong Hán ngữ cổ, Nguyễn Văn Ngoạn, 2016, đây là công trình có giá trị khoa học, hệ thống hóa và phân tích khá tốt các phương thức sử dụng khác nhau của cùng một hư từ; sử dụng làm tài liệu giảng dạy và tham khảo trong học tập và nghiên cứu về từ Hán ngữ cổ; kết quả nghiên cứu được sử dụng để công bố 01 bài báo khoa học trên Tạp chí khoa học Đại học Thủ Dầu Một; dùng làm tài liệu tham khảo cho giảng viên, sinh viên và học viên cao học nghiên cứu, học tập, góp phần tăng nguồn tài liệu cho người học.
Phân tích tác phẩm văn học ở bậc trung học trong nhà trường phổ thông từ góc độ thi pháp học, Hoàng Trọng Quyền, 2016, kết quả đề tài dùng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên và sinh viên ngành Ngữ văn; công trình này có tính mới, có giá trị khoa học cao. Khả năng nghiên cứu vượt trội ở mức chuyên gia trong lĩnh vực thi pháp học.
Giá trị hiện thực của Mỹ thuật hiện đại Việt Nam giai đoạn hình thành và phát triển (Từ cuối thế kỷ 1925 - 1954), Nguyễn Thị Kim Ngoan, 2016, kết quả đề tài được sử dụng để phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập về lịch sử mỹ thuật Việt Nam tại Trường, góp phần tổng kết sâu xa một số nhận thức mới liên quan lịch sử mỹ thuật Việt Nam.
Tính dục trong văn học trung đại Việt Nam (Khảo sát sáng tác của các tác giả Nguyễn Dữ, Đặng Trần Côn, Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Đình Chiểu), Lê Sỹ Đồng, 2016, đây là tài liệu tham khảo cho giáo viên và sinh viên ngành Ngữ văn; là một đề tài mới mẻ, thú vị, thu hút được sự quan tâm từ giới chuyên môn; có tính thực tiễn cao, có thể làm tài liệu tham khảo hữu ích cho sinh viên, giảng viên
Sự chuyển biến về đề tài trong văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX, Ngô Thị Kiều Oanh, 2016, kết quả đề tài dùng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên và sinh viên ngành Ngữ văn; mang lại một đóng góp có tính hệ thống về sự kế thừa và chuyển đổi của đề tài trong văn học trung đại Việt Nam từ những thế kỷ đầu của văn học viết đến giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX.
Tổ chức dạy bài đọc hiểu văn bản trong chương trình Ngữ văn cho học sinh lớp 6 (một số trường THCS ở Thủ Dầu Một), Đặng Phan Quỳnh Dao, 2016, Kết quả nghiên cứu của đề tài đã được chuyển giao về khoa ngữ văn trường Đại học Thủ Dầu Một và sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Dương để tham khảo, sử dụng các kết quả nghiên cứu của đề tài như là một tư liệu cơ bản, quan trọng nghiên cứu giảng dạy cho sinh viên ngành Ngữ văn. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là nguồn tài liệu quan trọng trong việc học tập, nhất là việc nâng cao chất lượng dạy và học học phần Phương pháp dạy học tiếng Việt cho sinh viên trong chương trình đào tạo ngành sư phạm (Ngữ văn) trường đại học Thủ Dầu Một. Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng bổ sung và góp phần hoàn thiện cách dạy và học văn bản nghệ thuật và văn bản nhật dụng trong chương trình phổ thông. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ chứng minh thêm về hiệu quả và tính ứng dụng về qui trình dạy học văn bản đọc hiểu trong chương trình phổ thông.
Điều tra, khảo sát, tìm hiểu di văn Hán Nôm ở đình, chùa trên địa bàn tỉnh Bình Phước, Trần Duy Khương, 2017, Công trình nghiên cứu này được dùng làm tài liệu thực tế cho Bảo tàng và cho Ban tuyên giáo (thuộc Sở văn hoá Thể thao và Du lịch) tỉnh Bình Phước. Đồng thời, công trình này được ứng dụng vào việc nhìn nhận giá trị của các di văn Hán Nôm tại các đình, chùa trong quá trình chuyển tải tâm tư, tình cảm của tiền nhân cho người đời sau; làm tài liệu tham khảo cho sinh viên ngành Lịch sử, Ngữ văn, Văn hoá của các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn Bình Phước nói riêng và trên địa bàn các tỉnh Nam Bộ nói chung trong việc tiếp cận cứ liệu thực tiễn. Việc nghiên cứu di văn Hán Nôm tại các đình, chùa (và cả đền, miếu) ở tỉnh Bình Phước góp phần nhìn nhận lại vai trò của tỉnh Bình Phước nói riêng và của Đông Nam Bộ nói chung trong quá trình phát triển mới của đất nước, từ đó, góp phần khẳng định lại sự phát triển cân bằng, ổn định của Bình Phước trong bối cảnh phát triển chung của vùng Nam Bộ.
Hai đề tài Điều tra, khảo sát, tìm hiểu di văn Hán Nôm trong các đình, chùa, miếu ở Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, 2016 và Điều tra, khảo sát, tìm hiểu di văn Hán Nôm trong các đình, chùa, miếu, đền ở các huyện thị xã trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, 2017, của tác giả Nguyễn Văn Ngoạn đã được chuyển giao về ngành văn hóa và sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Nai để tham khảo, sử dụng các kết quả nghiên cứu của đề tài như là một tư liệu cơ bản, quan trọng trong nghiên cứu tìm hiểu về vùng đất và con người Đồng Nai trong xây dựng các định hướng chính sách bảo tồn các di sản văn hóa địa phương, phát triển văn hóa xã hội địa phương.
Điều tra, khảo sát, tìm hiểu di văn Hán Nôm ở mộ tháp cổ, mộ cổ, nhà cổ trên địa bàn tỉnh Bình Dương, Đỗ Thị Thanh, 2019, đề tài có giá trị khoa học về mặt di văn Hán Nôm ở mộ tháp, mộ cổ, nhà cổ ở mảng tìm hiểu tư tưởng của cha ông xưa; mang lại hiệu quả giáo dục cho sinh viên thuộc ngành văn học, văn hóa, lịch sử, du lịch; bồi dưỡng văn hóa tâm linh, du lịch tâm linh Bình Dương; kết quả được chuyển giao nghiên cứu cho các di tích và cơ sở quản lý bảo tàng.
Giá trị hiện thực của mỹ thuật Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975, Nguyễn Thị Kim Ngoan, 2019, đề tài khẳng định giá trị của hiện thực trong sáng tạo nghệ thuật, chứng minh mỹ thuật hiện đại Việt Nam là kho sử thi đồ sộ trên tầng giá trị hiện thực; lý giải mối quan hệ hiện thực và nghệ thuật, định hướng quan điểm sáng tác, học tập trong giai đoạn hiện nay; phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập về lịch sử mỹ thuật Việt Nam; kết quả đề tài lưu tại thư viện Trường đại học Thủ Dầu Một và chuyển giao qua các trang công nghệ thông tin hoặc có thể ứng dụng cho các đối tượng như họa sĩ, người yêu nghệ thuật.
Đặc điểm ngữ âm vùng Đông Nam Bộ và việc dạy chính tả ở Tiểu học (nghiên cứu trường hợp các trường thuộc thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương), Hồ Văn Tuyên, 2018, đề tài góp phần khẳng định mối quan hệ chặt chẽ giữa ngữ âm và chữ viết; làm tài liệu hữu ích cho sinh viên chuyên ngành Giáo dục Tiểu học, ngữ văn; cung cấp luận cứ khoa học cho lãnh đạo Phòng Giáo dục Thủ Dầu Một xây dựng cương trình tập luấn, bồi dưỡng giáo viên.
Trường Hải