Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực khoa học xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Trước đây cũng như bây giờ, dư luận xã hội cũng như ngay chính các nhà nghiên cứu đều cho rằng, hiệu quả ứng dụng các đề tài lĩnh vực xã hội vào cuộc sống rất hạn chế. Tình trạng nghiên cứu xong “cất vào tủ” khá phổ biến. Vì thế, từ nhiều năm nay, tỉnh Bình Dương nói chung và trường Đại học Thủ Dầu Một nói riêng đã cố gắng tìm giải pháp tạo điều kiện để các đề tài lĩnh vực xã hội ứng dụng vào thực tiễn.
Là Trường đại học phát triển theo hướng nghiên cứu khoa học, trong những năm vừa qua tại Trường đã có nhiều đề tài về lĩnh vực khoa học xã hội được triển khai và được ứng dụng không chỉ tại Trường và mà còn có một số đề tài triển khai ra toàn tỉnh:
Khảo sát nhu cầu về kiến thức và kỹ năng của nguồn nhân lực công nghệ thông tin tại tỉnh Bình Dương, Nguyễn Thị Ánh Tuyết, 2016, kết quả đề tài này đã được dùng để điều chỉnh chương trình đào tạo nhóm ngành công nghệ thông tin, góp phần đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu xã hội. Bên cạnh đó, kết quả đề tài còn được nghiên cứu trong việc viết 2 bài báo khoa học Hội thảo quốc tế đóng góp vào sự phát triển xã hội lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Ngoài ra, kết quả đề tài còn dùng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên và học viên cao học nghiên cứu học tập góp phần tăng nguồn tài liệu cho người học.
Biện pháp quản lý Hoạt động Khoa học và Công nghệ Trường Đại học Thủ Dầu Một, Trần Văn Trung, 2015, đây là hệ thống cơ sở lý luận làm sáng tỏ nhiều vấn đề thuộc phạm trù khoa học và công nghệ, đề xuất các biện pháp thiết thực nhằm nâng cao hoạt động quản lý khoa học và công nghệ tại Trường Đại học Thủ Dầu Một; có giá trị ứng dụng trong quản lý hoạt động khoa học và công nghệ tại trường đại học; là nguồn tài liệu cần thiết để giáo dục nâng cao biện pháp quản lý hoạt động khoa học và công nghệ ở trường đại học; Sử dụng kết quả nghiên cứu để công bố 01 bài báo khoa học trên Tạp chí khoa học Đại học Thủ Dầu Một; đồng thời, dùng làm tài liệu tham khảo cho giảng viên, sinh viên và học viên cao học nghiên cứu, học tập, góp phần tăng nguồn tài liệu cho người học.
Giáo dục bảo vệ môi trường cho sinh viên hệ cao đẳng sư phạm Trường Đại học Thủ Dầu Một theo hướng giáo dục trải nghiệm qua các hoạt động ngoài giờ bằng Tiết học xanh, 2015, kết quả đề tài đã được chuyển giao cho các cơ sở giáo dục để triển khai đến các trường học giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh; có ý nghĩa đối với thế hệ trẻ, đặc biệt là các giáo viên tương lai; góp phần giáo dục ý thức và hành vi bảo vệ môi trường cho thế hệ trẻ; dùng làm tài liệu tham khảo cho giảng viên, sinh viên và học viên cao học nghiên cứu, học tập, góp phần tăng nguồn tài liệu cho người học.
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp khai thác hiệu quả các di tích lịch sử, văn hóa phát triển du lịch tỉnh Bình Dương, Phan Văn Trung, 2015, đề tài là tài liệu tham khảo trong giảng dạy và học tập các học phần Địa lý du lịch, Địa lý địa phương; làm tư liệu tham khảo cho các ngành liên quan trong việc khai thác các di tích lịch sử, văn hóa phục vụ phát triển du lịch như Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương, Ban Quản lý Di tích và Danh thắng tỉnh Bình Dương; đề tài gợi mở cho doanh nghiệp, công ty du lịch khảo sát và xây dựng các tuyến điểm du lịch mới.
Ảnh hưởng của đô thị hóa đến quá trình chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất tỉnh Bình Dương, Nguyễn Thị Hoài Phương, 2015, đề tài có giá trị ứng dụng vào việc quy hoạch sử dụng đất và định hướng phát triển đô thị, nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Bình Dương; sử dụng kết quả nghiên cứu để công bố 01 bài báo khoa học trên Tạp chí khoa học Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh; làm tài liệu cho giảng dạy và học tập Địa lý, cho chương trình đào tạo của sinh viên Trường Đại học Thủ Dầu Một.
Nâng cao hiệu qua hoạt động tài chính vi mô tại tỉnh Bình Dương, Nguyễn Hồng Thu, 2016, đây là đề tài mới, có giá trị khoa học cao; có thể ứng dụng đối với các tổ chức tài chính vi mô; sử dụng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên chuyên ngành tài chính ngân hàng.
Nghiên cứu chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Bình Dương, giai đoạn 1997 - 2014, Vũ Hải Thiên Nga, 2016, đề tài đã đánh giá các nguồn lực ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống dân cư, cũng như đánh giá chung những thành tựu và khó khăn của quá trình nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Bình Dương. Kết quả được làm tư liệu giảng dạy và học tập cho giảng viên, giáo viên, sinh viên trong học tập địa lí địa phương, địa lí kinh tế - xã hội và nghiên cứu các chuyên đề liên quan đến chất lượng cuộc sống; đề tài mang ý nghĩa khoa học cao.
Thực trạng nhận thức của giáo viên mầm non về bạo lực trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập ở tỉnh Bình Dương, Tăng Phương Tuyết, 2016, đề tài đã hệ thống hóa một số khái niệm liên quan đến vấn đề bạo lực trẻ em. Đánh giá thực trạng nhận thức của giáo viên mầm non về bạo lực trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập; Báo cáo chuyên đề về vấn đề bạo lực trẻ em trong các cơ sở mầm non tại Phú Giáo, Phú Hòa, Hiệp An (Bình Dương). Đề tài đã được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho những môn học chuyên ngành Giáo dục Mầm non của khoa Sư phạm.
Nghiên cứu hiện tượng tăng tốc sinh học của trẻ em từ 8-15 tuổi ở một số trường tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Bình Dương, Nguyễn Thị Thu Hiền, 2016, kết quả đã được ứng dụng vào công tác giảng dạy về Sinh lý trẻ em cho giáo viên Tiểu học và Giáo viên mầm non; công tác giáo dục sực khỏe sinh sản cho học sinh Trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Bình Dương; góp phần giáo dục sức khoẻ vị thành niên cho học sinh Tiểu học và Trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh.
Nghiên cứu các yếu tố bên trong tác động đến tính độc lập kiểm toán viên độc lập nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán tại tỉnh Bình Dương, Lê Đoàn Minh Đức, 2017, đây là tài liệu tham khảo thiết thực cho giảng dạy và nghiên cứu lĩnh vực kế toán kiểm toán tại các trường đào tạo. Hàm ý chính sách cho cơ quan nhà nước để xem xét nâng cao chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán kiểm toán và Luật kiểm toán độc lập; góp phần nâng cao tính độc lập kiểm toán và chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập tại Bình Dương nói riêng và Việt Nam nói chung. Từ đó góp phần nâng cao sự minh bạch thông tin tài chính.
Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình nghiên cứu khoa học của sinh viên tại trường đại học Thủ Dầu Một, Đỗ Thị Ý Nhi, 2017, kết quả nghiên cứu đã cho mô hình phản ánh sự ảnh hướng của các nhân tố đến qúa trình nghiên cứu khoa học của sinh viên nhân tố môi trường nghiên cứu và giảng viên hướng dẫn sẽ ảnh hưởng mạnh nhất, kế đến là đề tài nghiên cứu và sau cùng là lợi ích nghiên cứu và phần thưởng hấp dẫn. Dựa trên kết quả này, nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy qua trình sinh hoạt học thuật, nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Thủ Dầu Một mở rộng hơn nữa về số lượng và chất lượng nghiên cứu.
Dạy mở rộng vốn từ trong môn luyện từ và câu ở tiểu học (Một số trường tiểu học ở Thủ Dầu Một), Đặng Phan Quỳnh Dao, 2018, Có giá trị về mặt lý luận, góp phần nâng cao chất lượng dạy học phân môn luyện từ và câu cho giáo viên Tiểu học. Sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, tham khảo hữu ích cho giảng viên tiểu học trên địa bàn Thủ Dầu Một, cho sinh viên ngành sư phạm Ngữ văn và SV ngành giáo viên tiểu học. Cung cấp luận cứ cho phòng Giáo dục TP. Thủ Dầu Một và Trường đại học Thủ Dầu Một xây dựng chương trình đào tạo bồi dưỡng giáo viên tiểu học.
Hoàn thiện quản trị tài chính tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình Dương, Phạm Công Độ, 2018, đây là nguồn dữ liệu thực tiễn cho sinh viên và giảng viên Trường Đại học Thủ Dầu Một tham khảo tham khảo, học tập.
Kinh tế Đông Nam Bộ từ thế kỷ XVII đến nửa đầu thế kỷ XIX, Phan Thị Lý, 2018, đề tài có nhiều đóng góp về tư liệu và kiến thức lịch sử - kinh tế Đông Nam bộ từ thế kỷ XVII đến nửa đầu thế kỷ XIX. Đồng thời góp phần làm rõ bức tranh kinh tế Đông Nam bộ trong giai đoạn hiện nay; có khả năng ứng dụng trong giảng dạy nghiên cứu khoa học cho sinh viên, cán bộ trẻ. Đi sâu nghiên cứu lịch sử địa phương, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế.
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát triển cảnh quan khu vực bờ Đông sông Sài Gòn tỉnh Bình Dương thành điểm nhấn bản sắc văn hóa Bình Dương, Tôn Nữ Quỳnh Trân, 2019, các giải pháp đề xuất bảo tồn phát huy các giá trị không gian truyền thống, một số không gian xanh, kết hợp cảnh quan của khu vực bờ Đông sông Sài Gòn nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý, quy hoạch đô thị trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Kết quả nghiên cứu là cơ sở dữ liệu cho tỉnh Bình Dương thực hiện xây dựng, hỗ trợ chính sách trong việc tôn tạo và phát triển khu vực này.
Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp tạo lập bản sắc quy hoạch - kiến trúc cho một số khu vực của tỉnh Bình Dương trong tương lai, Ngô Viết Nam Sơn, 2019, việc đề xuất các giải pháp quy hoạch - kiến trúc cho một số khu vực trọng điểm của tỉnh bình dương theo tiêu chí “bản sắc” sẽ đáp ứng yêu cầu quản lý, quy hoạch đô thị, quản lý của các cấp, các ngành tỉnh Bình Dương. Đồng thời, là tư liệu đề các đơn vị tư vấn, quy hoạch, thiết kế, tham khảo áp dụng trong quá trình thực hiện, Các giải pháp tuân theo nguyên tắc an cư, lập nghiệp, tôn trọng bản sắc văn hóa và mang tính đặc trưng là điều kiện thu hút người dân đến sinh sống, làm việc, tham quan, vui chơi, giải trí.
Trường Hải