Vận dụng quy trình kiểm toán vào hoạt động thanh tra kiểm tra thu chi ngân sách nhà nước tại thanh tra tỉnh Bình Dương
b. Chủ nhiệm đề tài: Lê Thu Thảo
c. Tên cơ quan đi học: Thanh tra tỉnh Bình Dương
d. Tên Viện - trường thực hiện luận văn: Trường Đại học Thủ Dầu Một
e. Mục tiêu nghiên cứu:
Tìm hiểu cơ sở lý luận về hoạt động thanh tra - kiểm tra thu chi Ngân sách nhà nước và các phương pháp kiểm toán; phân tích thực trạng công tác thanh tra - kiểm tra thu chi Ngân sách nhà nước tại Thanh tra tỉnh Bình Dương; đề xuất một số giải pháp vận dụng quy trình kiểm toán vào công tác thanh tra - kiểm tra thu chi Ngân sách nhà nước tại Thanh tra tỉnh Bình Dương. Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết về các khái niệm, vị trí vai trò chức năng của thanh tra; mục đích, nguyên tắc của hoạt động thanh tra, kiểm tra thu chi Ngân sách nhà nước; đánh giá thực trạng các tiêu chí chất lượng hoạt động thanh tra, kiểm tra ở tỉnh Bình Dương thông qua các quy định tại Luật thanh tra số 56/2010/QH12 ngày 15/11/2010; Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22/9/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều củai Luật thanh tra; Thông tư 05/2014/TT-TTCP ngày 16/10/2014 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động, quan hệ công tác của Đoàn thanh tra và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra và một số ý kiến của chuyên gia. Đồng thời kết hợp khảo sát cán bộ và thanh tra viên làm công tác thanh tra từ năm 2016 - 2018.
f. Kết quả thực hiện (tóm tắt):
Đây là luận văn của thạc sĩ Lê Thu Thảo thực hiện vào năm 2021 với mục tiêu tìm hiểu cơ sở lý luận về hoạt động thanh tra - kiểm tra thu chi Ngân sách nhà nước và các phương pháp kiểm toán; phân tích thực trạng công tác thanh tra - kiểm tra thu chi Ngân sách nhà nước tại Thanh tra tỉnh Bình Dương; đề xuất một số giải pháp vận dụng quy trình kiểm toán vào công tác thanh tra - kiểm tra thu chi Ngân sách nhà nước tại Thanh tra tỉnh Bình Dương. Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết về các khái niệm, vị trí vai trò chức năng của thanh tra; mục đích, nguyên tắc của hoạt động thanh tra, kiểm tra thu chi Ngân sách nhà nước; đánh giá thực trạng các tiêu chí chất lượng hoạt động thanh tra, kiểm tra ở tỉnh Bình Dương thông qua các quy định tại Luật thanh tra số 56/2010/QH12 ngày 15/11/2010; Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22/9/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều củai Luật thanh tra; Thông tư 05/2014/TT-TTCP ngày 16/10/2014 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động, quan hệ công tác của Đoàn thanh tra và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra và một số ý kiến của chuyên gia. Đồng thời kết hợp khảo sát cán bộ và thanh tra viên làm công tác thanh tra từ năm 2016 - 2018.
Kết quả nghiên cứu và những đóng góp khoa học của luận văn: Trong thời gian qua cho thấy công tác thanh tra, kiểm tra thu chi Ngân sách nhà nước tại Thanh tra tỉnh Bình Dương có nhiều chuyển biến tích cực; số lượng, chất lượng của cuộc thanh tra được nâng lên, sai phạm được phát hiện qua thanh tra nhiều hơn. Kết quả khảo sát cũng cho thấy đánh giá của các thanh tra viên về công tác thanh tra đều ở mức khá, tốt. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: chưa am hiểu hoặc không có kinh nghiệm thanh tra về lĩnh vực của đối tượng được thanh tra;một số văn bản pháp luật quy định thiếu rõ ràng dẫn đến việc hiểu và vận dụng khác nhau giữa các cơ quan gây khó khăn; một số cuộc thanh tra chưa tập trung vào những vấn đề nổi cộm; việc phối hợp giữa các cơ quan thanh tra còn rời rạc; trình độ của một bộ phận cán bộ trực tiếp tham gia Đoàn thanh tra còn hạn chế dẫn đến kết quả hoạt động công tác thanh tra, kiểm tra thu chi Ngân sách chưa cao;...
Từ những hạn chế đó, tác giả đề xuất các giải pháp khắc phục như sau: lựa chọn đối tượng thanh tra, kiểm tra và đánh giá rủi ro của cuộc thanh tra; áp dụng kỹ thuật phân tích vào các giai đoạn thanh tra và kiểm tra; xây dựng kỹ thuật lấy mẫu để thu thập bằng chứng thanh tra và kiểm tra;...
Kết quả nghiên cứu này, sẽ được tác giả ứng dụng trong công việc, đồng thời có thể làm tài liệu tham khảo hữu ích cho Thanh tra tỉnh Bình Dương phục vụ cho công tác thanh tra thu chi Ngân sách nhà nước, từ đó tạo sự tin tưởng cho các đối tượng được thanh tra đối với cơ quan quản lý nhà nước, góp phần thực hiện tốt chức năng quản lý về ngân sách ở địa phương.
g. Năm tốt nghiệp: 2021