Xây dựng văn hóa nhà trường Trung học phổ thông trên địa bàn huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương
b. Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Kiều Điển
c. Tên cơ quan đi học: Trường THPT Phan Bội Châu
d. Tên Viện - trường thực hiện luận văn: Trường Đại học Thủ Dầu Một
e. Mục tiêu nghiên cứu:
Tìm hiểu phân tích công tác xây dựng VHNT ở các trường THPT trên địa bàn huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương. Từ đó, đề xuất các biện pháp xây dựng VHNT ở các trường THPT tại địa phương
f. Kết quả thực hiện (tóm tắt):
Có thể thấy, xây dựng văn hóa nhà trường (VHNT) Trung học phổ thông trên địa bàn huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương là một trong những nội dung quan trọng trong công tác quản lý giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Để thực hiện tốt xây dựng văn hoá nhà trường Trung học phổ thông đòi hỏi phải có sự phối kết hợp của nhiều lực lượng trong và ngoài nhà trường thông qua công tác quản lý của Hiệu trưởng. Đó là sự tác động liên tục mang tính mục đích, tính kế hoạch của người quản lý lên khách thể quản lý nhằm góp phần giáo dục đạo đức, lối sống, hình thành nhân cách, rèn luyện hành vi ứng xử cho thế hệ trẻ ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, tạo nếp sống, hành động “sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”.
Việc xây dựng văn hóa nhà trường Trung học phổ thông trên địa bàn huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương đã được các trường Trung học phổ thông lập kế hoạch triển khai thực hiện, song mức độ quan tâm triển khai, tổ chức thực hiện quá trình xây dựng văn hóa nhà trường Trung học phổ thông (THPT) vẫn còn một số khó khăn, bất cập. Do đó, tác giả Nguyễn Kiều Điển chọn đề tài này làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ cho mình.
Đề tài được đặt ra với mục tiêu tìm hiểu phân tích công tác xây dựng VHNT ở các trường THPT trên địa bàn huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương. Từ đó, đề xuất các biện pháp xây dựng VHNT ở các trường THPT tại địa phương.
Để đạt được mục tiêu, đề tài đã thực hiện các nội dung đặt ra và đạt được các kết quả như sau: đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về văn hóa nhà trường Trung học phổ thông và xây dựng văn hóa nhà trường Trung học phổ thông; làm rõ các khái niệm cơ bản có liên quan đến văn hóa nhà trường Trung học phổ thông và xây dựng văn hóa nhà trường Trung học phổ thông; khẳng định vai trò quan trọng và cần thiết của văn hóa nhà trường Trung học phổ thông và xây dựng văn hóa nhà trường Trung học phổ thông. Đề tài cũng đã tiến hành nghiên cứu, phân tích làm sáng tỏ các nội dung xây dựng văn hóa nhà trường Trung học phổ thông trên địa bàn huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương. Đồng thời cũng tìm hiểu, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng văn hóa nhà trường Trung học phổ thông trên địa bàn huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương.
Thông qua đề tài có thể thấy, ngoài những ưu điểm mà công tác xây dựng văn hóa nhà trường Trung học phổ thông trên địa bàn huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương mang lại, thì cũng còn những hạn chế. Những đánh giá về ưu điểm và hạn chế của công tác xây dựng văn hóa nhà trường làm cơ sở cho việc đề xuất 6 biện pháp xây dựng văn hóa nhà trường Trung học phổ thông trên địa bàn huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương, cụ thể: nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh về tầm quan trọng của xây dựng văn hóa nhà trường; tiếp tục xây dựng và phổ biến chiến lược phát triển nhà trường trong từng giai đoạn; tăng cường xây dựng cảnh quan, môi trường sư phạm phù hợp với từng trường THPT; xây dựng hoàn thiện bộ quy tắc ứng xử trong giao tiếp cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh phù hợp với văn hóa nhà trường THPT; phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh trong xây dựng văn hóa nhà trường THPT; tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong xây dựng văn hóa nhà trường THPT
g. Năm tốt nghiệp: 2021