Đặc điểm truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Thị Kim Hòa
Luận văn sau đại học của tác giả Nguyễn Thị Trà My, thực hiện năm 2024, đã làm rõ vị trí của nhà văn Nguyễn Thị Kim Hòa trong lĩnh vực văn học thiếu nhi, đồng thời phân tích những đặc điểm nổi bật về nội dung và nghệ thuật trong các tác phẩm dành cho trẻ em của chị. Nghiên cứu này không chỉ giúp nhận diện phong cách sáng tác của Nguyễn Thị Kim Hòa, mà còn khẳng định những đóng góp đáng kể của chị đối với nền văn học thiếu nhi Việt Nam đương đại.
Đặc điểm truyện ngắn Lê Vũ Trường Giang
Luận văn sau đại học của tác giả Đặng Tuấn Duy tập trung khám phá những đặc điểm nổi bật trong truyện ngắn của Lê Vũ Trường Giang, một tác giả đương đại có những đóng góp đáng chú ý cho nền văn học Việt Nam.
Đào tạo trình độ sau đại học cho cán bộ, công chức tỉnh Bình Dương
Bài viết này tập trung phân tích thực trạng đào tạo trình độ sau đại học cho cán bộ, công chức (CBCC) tỉnh Bình Dương, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác này. Nghiên cứu chỉ ra rằng, việc đào tạo trình độ sau đại học đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực và chất lượng đội ngũ CBCC, đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh trong bối cảnh hội nhập quốc tế và chuyển đổi số. Tuy nhiên, công tác đào tạo vẫn còn tồn tại một số hạn chế, đòi hỏi các cấp lãnh đạo và quản lý cần có những giải pháp đồng bộ và hiệu quả để khắc phục.
Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý Nhà nước về rác thải trên địa bàn thành phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
Trong bối cảnh đô thị hóa diễn ra nhanh chóng cùng với sự gia tăng dân số, vấn đề ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt ngày càng trở thành mối lo ngại lớn tại nhiều đô thị ở Việt Nam. Thành phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dương - một địa phương đang trên đà phát triển mạnh mẽ về kinh tế, xã hội cũng không nằm ngoài xu thế đó. Với mật độ dân cư cao, số lượng cơ sở sản xuất, khu dân cư và nhà trọ ngày càng nhiều, lượng rác thải phát sinh tại Tân Uyên ngày một lớn, gây áp lực nặng nề lên hệ thống quản lý môi trường và hạ tầng đô thị.
Những "Điểm nghẽn" trên hành trình chuyển đổi số của Bình Dương và giải pháp tháo gỡ
Bình Dương đang được đánh giá là một trong những địa phương đi đầu cả nước về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Tuy nhiên, để hiện thực hóa khát vọng trở thành thành phố thông minh vào năm 2030 và trung tâm công nghiệp công nghệ cao hàng đầu Việt Nam vào năm 2045, tỉnh vẫn còn đối mặt với không ít “điểm nghẽn”. Việc nhận diện và tháo gỡ kịp thời kịp thời những rào cản này là yếu tố then chốt nhằm tạo động lực cho sự phát triển bền vững và bứt phá.
Bình Dương tăng tốc chuyển đổi số, hướng tới đô thị thông minh
Ngày 28/3/2025, UBND tỉnh Bình Dương ban hành Kế hoạch số 1823/KH-UBND về Chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2025. Kế hoạch này đặt mục tiêu đẩy mạnh chuyển đổi số trên mọi lĩnh vực, với chủ đề trọng tâm là “Chuyển đổi số toàn dân, toàn diện, toàn trình để tăng tốc, bứt phá phát triển kinh tế số”. Tỉnh xác định đây là nhiệm vụ then chốt để tăng cường năng lực cạnh tranh, nâng cao chất lượng cuộc sống và xây dựng đô thị thông minh.
Tăng trưởng hai con số - đặt nền móng cho Bình Dương phát triển bền vững
Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đã ban hành Kế hoạch số 933/KH-UBND vào ngày 13/3/2025, nhằm thực hiện Kết luận số 123-KL/TW ngày 24/01/2025 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 05/02/2025 của Chính phủ, với mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hai con số trên địa bàn tỉnh trong năm 2025. Đây là năm cuối thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm tăng tốc, bứt phá, tạo nền tảng vững chắc cho giai đoạn phát triển mới của Bình Dương.