Mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thâm canh cây bưởi theo hướng VietGap tại xã Hiếu Liên, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
Dự án được thực hiện từ tháng 4/2011 đến tháng 9/2015, với mục tiêu xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thâm canh cây bưởi theo hướng VietGap nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất vườn bưởi xã Hiếu Liêm. Cụ thể, xây dựng mô hình sản xuất bưởi da xanh với diện tích 7 ha đạt tiêu chuẩn VietGap; xây dựng mô hình cải tạo và thâm canh 10 ha cây bưởi da xanh giai đoạn kinh doanh theo hướng VietGap; trồng mới 20 ha bưởi da xanh theo hướng VietGap; hỗ trợ nhà vườn địa phương nâng cao hiểu biết và kỹ năng trong sản xuất bưởi da xanh đạt tiêu chuẩn VietGap.
Ngày 16/10/2015, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức nghiệm thu dự án nông thôn miền núi “Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thâm canh cây bưởi theo hướng VietGap tại xã Hiếu Liên, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương” thuộc Chương trình “Hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn 2011 - 2015” do ông Trương Nguyễn Quốc Uy làm chủ nhiệm, phòng Kinh tế huyện Bắc Tân Uyên chủ trì thực hiện, Trung tâm Nghiên cứu cây ăn quả miền Đông Nam bộ - Viện Cây ăn quả miền Nam chuyển giao công nghệ.
Dự án được thực hiện từ tháng 4/2011 đến tháng 9/2015, với mục tiêu xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thâm canh cây bưởi theo hướng VietGap nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất vườn bưởi xã Hiếu Liêm. Cụ thể, xây dựng mô hình sản xuất bưởi da xanh với diện tích 7 ha đạt tiêu chuẩn VietGap; xây dựng mô hình cải tạo và thâm canh 10 ha cây bưởi da xanh giai đoạn kinh doanh theo hướng VietGap; trồng mới 20 ha bưởi da xanh theo hướng VietGap; hỗ trợ nhà vườn địa phương nâng cao hiểu biết và kỹ năng trong sản xuất bưởi da xanh đạt tiêu chuẩn VietGap.
Hội đồng nghiệm thu kiểm tra thực tế tại mô hình của hộ tham gia dự án
Để đạt được mục tiêu đề ra, nhóm thực hiện dự án đã tiến hành khảo sát hiện trạng sản xuất và hiện trạng canh tác cây bưởi tại xã Hiếu Liêm đối chiếu với các tiêu chí theo tiêu chuẩn VietGap, kết quả cho thấy, nhà vườn chăm sóc bưởi da xanh theo kinh nghiệm, có nhiều nhiều điểm chưa phù hợp với sản xuất bưởi da xanh theo tiêu chuẩn VietGap; phân tích hiện trạng ô nhiễm trên vùng đất sản xuất bưởi, kết quả cho thấy, vùng trồng bưởi da xanh ở xã Hiếu Liêm đảm bảo đủ điều kiện sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap.
Chụp ảnh lưu niệm cùng hộ nhà vườn tham gia dự án
Dự án đã xây dựng được mô hình: 7 ha sản xuất bưởi da xanh đạt tiêu chuẩn VietGap và được cấp giấy chứng nhận VietGap với lợi nhuận đạt 838,6 triệu đồng/ha/năm; xây dựng mô hình cải tạo và thâm canh 10 ha cây bưởi da xanh giai đoạn kinh doanh theo hướng VietGap với lợi nhuận 469 triệu đồng/ha/năm; trồng mới 20 ha bưởi da xanh theo hướng VietGap với 100% số cây ra hoa ở năm thứ 3 và năng suất tăng 23,53%.
Bảng 1: Hiệu quả kinh tế ở mô hình cải tạo, thâm canh cây bưởi da xanh thời kỳ kinh doanh theo hướng VietGap (1ha/năm, 9 năm tuổi)
ĐVT: 1.000 đồng
STT
|
Hạng mục thực hiện
|
Lô tác động kỹ thuật
|
Lô đối chứng
|
I
|
Tổng chi
|
257.000
|
220.000
|
1
|
Chi phí vật tư
|
160.000
|
140.000
|
2
|
Chi phí lao động
|
85.000
|
70.000
|
3
|
Chi khác
|
12.000
|
10.000
|
II
|
Tổng thu
|
726.000
|
487.200
|
1
|
Giá bán bình quân
|
30
|
28
|
2
|
Năng suất (kg/ha/năm)
|
24.200
|
17.400
|
III
|
Đánh giá hiệu quả đầu tư
|
|
|
1
|
Lợi nhuận
|
469.000
|
267.200
|
2
|
Tỷ suất lợi nhuận (lần)
|
1,82
|
1,21
|
Qua phân tích hiệu quả kinh tế cho thấy, áp dụng các biện pháp cải tạo thâm canh tổng hợp vườn bưởi da xanh cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với biện pháp của nhà vườn. Theo đánh giá của chủ hộ tham gia mô hình và các hộ dân trồng bưởi da xanh áp dụng kỹ thuật thì biện pháp áp dụng kỹ thuật phát huy hiệu quả làm tăng năng suất có hiệu quả kinh tế hơn so với cách chăm sóc cũ của nhà vườn.
Bảng 2: Hiệu quả kinh tế ở mô hình sản xuất bưởi da xanh đạt tiêu chuẩn VietGap (1ha/năm, 12 năm tuổi)
ĐVT: 1.000 đồng
STT
|
Hạng mục thực hiện
|
Lô tác động kỹ thuật
|
Lô đối chứng
|
I
|
Tổng chi
|
331.000
|
220.000
|
1
|
Chi phí vật tư
|
187.000
|
140.000
|
2
|
Chi phí lao động
|
92.000
|
70.000
|
3
|
Xây dựng cơ sở vật chất (kho phân thuốc, nhà vệ sinh, khu pha thuốc)
|
30.000
|
0
|
4
|
Phân tích mẫu
|
10.000
|
0
|
5
|
Chi khác
|
12.000
|
10.000
|
II
|
Tổng thu
|
1.169.600
|
498.400
|
1
|
Giá bán bình quân
|
34
|
28
|
2
|
Năng suất (kg/ha/năm)
|
34.400
|
17.800
|
III
|
Đánh giá hiệu quả đầu tư
|
|
|
1
|
Lợi nhuận
|
838.600
|
278.400
|
2
|
Tỷ suất lợi nhuận (lần)
|
2,53
|
1,27
|
Qua phân tích hiệu quả kinh tế cho thấy, áp dụng quy trình sản xuất đạt tiêu chuẩn VietGap cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Như vậy, với việc sản xuất bưởi da xanh theo tiêu chuẩn VietGap không chỉ tạo ra sản phẩm an toàn (bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng) an toàn cho người lao động và môi trường mà còn giúp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm tạo ra sản phẩm uy tín trên thị trường và nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
Ngoài ra, trong khuôn khổ dự án, nhóm thực hiện đã chuyển giao 6 quy trình kỹ thuật về sản xuất bưởi da xanh theo tiêu chuẩn VietGap; đào tạo 4 kỹ thuật viên làm chủ quy trình sản xuất bưởi da xanh theo tiêu chuẩn VietGap; Tổ chức một buổi hội thảo đầu bờ cho 60 nhà vườn và cán bộ địa phương tham quan, học tập các tiến bộ kỹ thuật áp dụng trong mô hình; xây dựng và in phát hành 200 cuốn sổ tay “quy trình canh tác bưởi da xanh ổn định chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm theo tiêu chuẩn VietGap”.
Kết quả của dự án đã đem lại nhiều hiệu quả thiết thực cho người trồng bưởi tại xã Hiếu Liêm nói riêng và góp phần phát triển kinh tế của địa phương nói chung. Với kết quả đạt được, dự án có khả năng duy trì và nhân rộng cho các hộ trồng bưởi tại xã Hiếu Liêm và vùng lân cận.
Mai Hương