Thực trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của người cao tuổi đến khám bệnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương năm 2019
Lê Thị Ngọc Trân, Hoàng Hà - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương, Đại học Duy Tân - Đà Nẵng
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Việt Nam là một trong số những quốc gia có tốc độ già hóa dân số cao nhất thế giới. Tại Việt Nam, trong những bệnh nhân nội trú, số người có suy dinh dưỡng chiếm đến 78%. Thực trạng này có thể tác động tới nhóm dân số già của Việt Nam, nhất là khi sức khoẻ của họ bắt đầu suy giảm kèm theo thiếu hụt dinh dưỡng, có thể dẫn đến nhập viện, tái nhập viện cũng như các biến chứng sau khi xuất viện. Đánh giá và phát hiện sớm nguy cơ suy dinh dưỡng ở người bệnh sẽ góp phần có những giải pháp tốt hơn trong việc cải thiện chất lượng và nâng cao hiệu quả điều trị cho người bệnh, nhất là người cao tuổi.
Mục tiêu: đánh giá thực trạng dinh dưỡng của người cao tuổi đến khám bệnh tại bệnh viện và phân tích một số yếu tố liên quan.
Phương pháp nghiên cứu: cắt ngang mô tả có phân tích. Nghiên cứu trên 370 người cao tuổi đến khám bệnh tại bệnh viện bằng cách đo chỉ số nhân trắc, BMI, bảng đánh giá dinh dưỡng người cao tuổi MNA SF và phiếu thu thập thông tin người cao tuổi.
Kết quả: Tỉ lệ người cao tuổi suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì độ I, béo phì độ II tương ứng là 14,05%, 8,92%, 8,11% và 1,35%. Dựa vào MNA SF, có đến 56,48% người cao tuổi có nguy cơ suy dinh dưỡng. Sau khi phân tích đa biến, nghiên cứu tìm thấy mối liên quan giữa nguy cơ suy dinh dưỡng với trình độ học vấn, số bệnh lý mắc và thời gian mắc bệnh của người cao tuổi đến khám bệnh (P<0.05).
Kết luận: Có 14,05% người cao tuổi suy dinh dưỡng theo BMI và 56,48% người cao tuổi có nguy cơ suy dinh dưỡng theo MNA SF. Bên cạnh tình trạng bệnh lý, cần quan tâm đến tình trạng dinh dưỡng của người cao tuổi ngay từ khi đến khám bệnh ngoại trú để bổ sung, can thiệp dinh dưỡng kịp thời và lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp nhằm hạn chế tình trạng nhập viện, tái nhập viện và tử vong do suy dinh dưỡng gây ra.
Từ khóa: Suy dinh dưỡng, người cao tuổi, MNA SF, ngoại trú
NUTRITIONAL STATUS AND ASSOCIATED FACTORS OF GERIATRIC OUTPATIENTS IN BINH DUONG HOSPITAL
This analytical cross-sectional study aimed to assess the nutrition status and associated factors of geriatric outpatients in Binh Duong hospital in 2019. Geriatric outpatients were assessed nutritional status by anthropometry, social and work factors, disease information and a Mini Nutrition Assessment Short form (MNA SF). The sample included 370 people. The frequency of underweight, overweight and obesity 14.05%, 8.92%, 9.46% respectively. Based on their MNAs, 56.48% of elderly people were at risk of nutrition. After the multivariate analysis, education level, number of diseases and illness duration were associated with possible malnutrition in elderly people. Besides disease information, the results show of requirement to focus nutrition status in older adults visiting an outpatient department to have early intervention for who was at risk of nutrition and to choose the best treatment, to help reduce Malnutrition-related hospital days, readmissions, and mortality in patient.
Keywords: malnutrition; elderly people, MNA SF, outpatients
ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam đang là một trong số những quốc gia có tốc độ già hóa dân số cao nhất thế giới [12]. Tỉ lệ người cao tuổi ở nước ta gia tăng nhanh trong 3 thập kỷ qua: năm 1989 là 7,2%, năm 1999 là 8,3% và năm 2009 là 9,5% [1]. Do đó việc làm thế nào để giúp người cao tuổi có cuộc sống khỏe mạnh ngày càng được quan tâm.
Suy dinh dưỡng xảy ra ở người mắc bệnh sẽ làm chậm quá trình lành bệnh, tăng tỉ lệ tử vong, tốn kém nhiều chi phí cho cá nhân, gia đình cũng như xã hội, và sẽ trầm trọng hơn ở người cao tuổi [2]. Mini Nutrition Assessment Short Form (Đánh giá dinh dưỡng tối thiểu dạng ngắn) là bộ câu hỏi được rút ngắn từ Mini Nutrition Assessment (Đáng giá dinh dưỡng tối thiểu), một công cụ được đề xuất và khuyến nghị sử dụng bởi các tổ chức khoa học, lâm sàng quốc gia và quốc tế xác nhận cho người cao tuổi [6], [5], là phương pháp sàng lọc dinh dưỡng được sử dụng rộng rãi nhất và được kiểm chứng [7], [8].
Năm 2016, theo thống kê của Sami Alzahrani có 32,9% người từ 60 tuổi trở lên đến khám bệnh tại phòng khám bệnh viện Jeddah - Ả Rập Xê Út có nguy cơ suy dinh dưỡng khi đánh giá bằng công cụ Mini Nutrition Assessment Short Form [4]. Năm 2018, nghiên cứu của Tkacheva cho thấy có 25,8% người cao tuổi có nguy cơ suy dinh dưỡng tại 4 phòng khám cộng đồng ở Moscow, Nga [9]. Tại Việt Nam, một nghiên cứu đánh giá tình trạng dinh dưỡng qua các chỉ số nhân trắc gần nhất vào năm 2015 tại thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế ghi nhận ngoài cộng đồng có 21,5% người từ 60 tuổi trở lên bị suy dinh dưỡng [3]
Việc nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng người cao tuổi đến khám tại bệnh viện tỉnh Bình Dương bằng cân đo chỉ số nhân trắc song song với Bảng đánh giá dinh dưỡng tối thiểu dạng ngắn sẽ giúp đánh giá và phát hiện sớm nguy cơ suy dinh dưỡng ở người bệnh cao tuổi. Thông qua đó, nghiên cứu sẽ góp phần tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ suy dinh dưỡng của người bệnh để từ đó đưa ra những đề xuất thích hợp cũng như có những giải pháp tốt hơn trong việc bổ sung, can thiệp dinh dưỡng kịp thời cũng như góp phần cải thiện chất lượng và nâng cao hiệu quả điều trị cho người bệnh, nhất là người cao tuổi. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của người cao tuổi đến khám bệnh tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương năm 2019”.
Mục tiêu:
1. Đánh giá thực trạng dinh dưỡng của người cao tuổi đến khám bệnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương năm 2019.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan với tình trạng dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang mô tả có phân tích
Đối tượng nghiên cứu: Tất cả những người cao tuổi đến khám bệnh tại bệnh viện thỏa mãn tiêu chuẩn từ 60 tuổi trở lên và đồng ý tham gia nghiên cứu
Tiêu chuẩn loại trừ:
- Không thỏa mãn tiêu chí chọn
- Người khuyết tật.
Địa điểm và thời gian nghiên cứu: nghiên cứu thực hiện tại khoa Khám bệnh -Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương từ tháng 12/2018- tháng 04/2019.
Cỡ mẫu và kỹ thuật chọn mẫu: Tính cỡ mẫu theo công thức:
n là cỡ mẫu, Z 1-α/2 = 1,96 trị số phân phối chuẩn, α = 0,05 sai lầm loại I, d = 0,05 là sai số cho phép, p: là tỉ lệ hiện mắc. Chọn p = 0,215 theo nghiên cứu của Phạm Văn Hiền tại Thừa Thiên Huế năm 2015 [3].
Cỡ mẫu tối thiểu là n = 260. Để đề phòng một số đối tượng bỏ cuộc chúng tôi thêm 20%, như vậy cỡ mẫu nghiên cứu là: n = 320 người.
Thực tế, chúng tôi thực hiện nghiên cứu với 370 người tham gia.
Cách chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện. Tất cả những người cao tuổi đến khám tại bệnh viện thỏa tiêu chuẩn chọn sẽ được đưa vào nghiên cứu cho đến khi đủ cỡ mẫu.
Thu thập dữ liệu: Đo cân nặng bằng cân điện tử chính xác tới từng mức 100 gram, đo chiều cao bằng thước Microtoise có độ chính xác cm. Sau đó tính BMI theo công thức, đơn vị kg/m2 và phỏng vấn trực tiếp đối tượng theo bộ câu hỏi soạn sẵn (theo MNA SF).
Phân tích dữ kiện: Dữ liệu được nhập bằng phần mềm Epidata 3.1 và phân tích bằng phần mềm Stata 12.0
Y đức: Nghiên cứu thực hiện vì mục đích khoa học, không can thiệp đến vấn đề nhạy cảm, riêng tư của bệnh nhân và được sự chấp thuận của Hội dồng Y đức bệnh viện.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Đặc điểm chung của người cao tuổi đến khám bệnh tại bệnh viện
Bảng 1: Phân loại theo giới tính của ĐTNC (n=370)
|
Số người
|
Tỉ lệ (%)
|
Giới tính
|
Nam
|
119
|
32,16
|
Nữ
|
251
|
67,84
|
Nhóm tuổi
|
60-69 tuổi
|
228
|
61,62
|
70-79 tuổi
|
107
|
28,92
|
≥ 80 tuổi
|
35
|
9,46
|
Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy NCT đến khám bệnh tại BVĐK tỉnh Bình Dương đa số là nữ giới (67,84%) và nhóm tuổi chiếm đa số là 60-69 tuổi với 61,62%. Cơ cấu giới tính, tuổi tác ở NCT đến khám bệnh tại BV có sự tương đồng so với nghiên cứu của Hà Thị Ninh cùng cộng sự nghiên cứu tại huyện Mỏ Cày Bắc tỉnh Bến Tre năm 2011 có tỉ lệ giới tính nữ chiếm đa số (75,50%) so với nam và nhóm tuổi chiếm đa số là nhóm 60-69 tuổi (43,09%) so với các nhóm còn lại [12]. Kết quả nghiên cứu cũng có sự tương đồng với nghiên cứu của Trần Văn Hường thực hiện năm 2012 ở NCT ngoài cộng đồng tại Bình Dương cho thấy có 70,50% NCT là nữ giới [35]
Bảng 2: Phân loại trình độ học vấn của ĐTNC (n=370)
Trình độ học vấn
|
Số người
|
Tỉ lệ (%)
|
Không biết chữ
|
81
|
21,89
|
Tiểu học
|
106
|
28,65
|
THCS
|
96
|
25,95
|
THPT trở lên
|
87
|
23,51
|
Nhận xét: Trình độ học vấn của NCT đến khám bệnh tại BV chiếm cao nhất là trình độ tiểu học với 28,65% và tỉ lệ biết chữ của NCT là 78,11%. Kết quả này có sự tương đồng với nghiên cứu của Hoàng Trung Kiên năm 2014 ở NCT trong cộng đồng huyện Đông Anh với 29,05% NCT trình độ tiểu học, chiếm đa số và 96% NCT biết chữ [13]
Bảng 3: Phân loại công việc hiện tại của ĐTNC (n=370)
Công việc hiện tại
|
Số người
|
Tỉ lệ (%)
|
Tự làm việc kiếm sống
|
73
|
19,73
|
Không làm việc
|
147
|
39,73
|
Nội trợ
|
150
|
40,54
|
Nhận xét: Kết quả cho thấy số NCT làm nội trợ chiếm tỉ lệ cao nhất với 40,54%, tiếp theo là số NCT không làm việc chiếm 39,73% và thấp nhất là NCT vẫn còn tự làm việc kiếm sống với 19,73%, tương đồng với nghiên cứu của Hoàng Trung Kiên năm 2014 khi số NCT làm nội trợ chiếm cao nhất (36,80%) [13]. Tuy nhiên nghiên cứu của Hoàng Trung Kiên lại không nghiên cứu tình trạng tự kiếm sống của NCT vì hiện nay vẫn còn một bộ phận NCT đang phải lao động kiếm sống, sống cô đơn và đối mặt với nhiều nguy cơ bất lợi cho sức khỏe. Tại cùng địa bàn nghiên cứu tại tỉnh Bình Dương năm 2014, tỉ lệ NCT tự làm NCT tự làm việc kiếm sống trên NCT tại cộng đồng là 12,20% [35]. Tình trạng này là tình trạng chung của toàn quốc khi hiện nay vẫn có trên 59% số người từ 60-69 tuổi và khoảng 41% người trên 70 tuổi vẫn đang làm việc, trong đó có 56,80% người làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp [14].
Bảng 4: Phân loại theo đối tượng sống chung với ĐTNC (n=370)
Đối tượng sống chung
|
Số người
|
Tỉ lệ (%)
|
Một mình
|
43
|
11,62
|
Vợ/chồng hoặc con cái
|
7
|
1,89
|
Vợ/chồng và con cái
|
320
|
86,49
|
Nhận xét: NCT sống chung với vợ/chồng và con cái chiếm tỉ lệ cao nhất với 86,49%. Người sống một mình chiếm 11,62%, sống với vợ/chồng hoặc con cái chiếm 1,89%.
Đặc điểm bệnh lý của người cao tuổi đến khám bệnh
Bảng 5: Phân loại theo tình trạng đang điều trị bệnh bằng thuốc của ĐTNC (n=370)
Đang điều trị bằng thuốc
|
Số người
|
Tỉ lệ (%)
|
Có
|
321
|
86,76
|
Không
|
49
|
13,24
|
Nhận xét: Trong số những NCT đến khám bệnh tại bệnh viện, có 86,76% người đang điều trị bằng thuốc, chiếm đa số.
Bảng 6: Phân loại theo số thuốc uống mỗi ngày của ĐTNC (n=370)
Số thuốc uống mỗi ngày
|
Số người
|
Tỉ lệ (%)
|
0 viên
|
49
|
1,23
|
1-4 viên
|
174
|
53,54
|
5-7 viên
|
110
|
33,85
|
≥ 8 viên
|
37
|
11,38
|
Nhận xét: Số NCT đến khám tại bệnh viện đang điều trị bằng thuốc với lượng thuốc từ 1-4 viên/ngày chiếm tỉ lệ cao nhất, 53,54%. Tiếp theo là số NCT uống 5-7 viên/ngày chiếm 33,85%. Số NCT uống từ 8 viên thuốc/ngày trở lên chiếm 11,38% và thấp nhất là số NCT không uống thuốc với 1,23%.
Bảng 7: Phân loại theo bệnh lý chính của ĐTNC (n=370)
Bệnh lý chính
|
Số người
|
Tỉ lệ (%)
|
Tăng huyết áp
|
105
|
28,38
|
Nhồi máu cơ tim
|
25
|
6,76
|
Đái tháo đường
|
52
|
14,06
|
Bệnh khớp
|
79
|
21,35
|
Ung thư
|
12
|
3,24
|
COPD
|
12
|
3,24
|
Khác
|
85
|
22,97
|
Nhận xét: Về nhóm bệnh lý chính ở NCT, bệnh lý tăng huyết áp, bệnh khớp và bệnh lý khác chiếm tỉ lệ khá cao lần lượt là 28,38%; 21,35% và 22,97%. Số NCT mắc đái tháo đường và nhồi máu cơ tim chiếm lần lượt là 14,06% và 6,76%. Thấp nhất là nhóm bệnh lý ung thư và COPD đều chiếm tỉ lệ 3,24%.
Bảng 8: Phân loại theo số lượng bệnh lý mắc của ĐTNC (n=370)
Số lượng bệnh
|
Số người
|
Tỉ lệ (%)
|
≤ 3 bệnh
|
247
|
66,76
|
> 3 bệnh
|
123
|
33,24
|
Nhận xét: Số NCT mắc từ 3 bệnh lý trở xuống chiếm 66,76% và lớn hơn 3 bệnh lý chiếm 33,24%, có sự tương đồng với nghiên cứu của Hoàng Trung Kiên thực hiện tại 4 xã thuộc huyện Đông Anh năm 2014 với tỉ lệ NCT mắc từ 3 bệnh trở xuống chiếm 78% và từ 4 bệnh trỏe lên chiếm 22% [13]. Theo nghiên cứu của Trần Văn Long thực hiện tại Nam Định 2015, trung bình 1 NCT mắc 2,54 bệnh mạn tính (chỉ tính trong 5 nhóm bệnh mạn tính được nghiên cứu) [36]. Kết quả thống kê trên 1.305 NCT tại 3 xã/phường thuộc 3 miền Bắc, Trung, Nam của một nghiên cứu năm 2007 cho thấy trung bình 1 NCT mắc 2,69 bệnh với các nhóm bệnh thường gặp theo thứ tự giảm dần là: bệnh về giác quan, tim mạch, xương khớp, nội tiết - chuyển hoá, tiêu hoá, tâm thần kinh, hô hấp, thận tiết niệu [26].
Điều này cho thấy NCT ở Việt Nam đang phải đối mặc với tình trạng mắc đồng thời nhiều bệnh lý, khả năng hồi phục của NCT sẽ khó khăn hơn và chất lượng cuộc sống của NCT cũng suy giảm.
Bảng 9: Phân loại theo thời gian mắc bệnh của ĐTNC (n=370)
Thời gian mắc bệnh
|
Số người
|
Tỉ lệ (%)
|
<5 năm
|
168
|
45,40
|
5 đến <10 năm
|
137
|
37,03
|
≥10 năm
|
65
|
17,57
|
Nhận xét: Đa số NCT đến khám tại BV mắc bệnh dưới 5 năm chiếm tỉ lệ cao 45,40%. Số NCT mắc bệnh từ 5 đến dưới 10 năm chiếm 37,03% và thấp nhất là nhóm NCT mắc bệnh từ 10 năm trở lên với 17,57%. Có sự khác biệt so với nghiên cứu của Lê Thị Hoàng Liễu năm 2018 ở NCT đái tháo đường đến khám tại BV huyện Bình Chánh khi thời gian mắc bệnh từ 5 đến dưới 10 năm chiếm tie lệ cao nhất với 69,50%. [15]. Điều này có thể lý giải do khác đối tượng nghiên cứu và địa điểm thực hiện khi nghiên cứu của Lê Thị Hoàng Liễu chỉ thực hiện trên nhóm NCT bệnh đái tháo đường tại BV huyện trong khi nghiên cứu của chúng tôi thực hiện trên tất cả NCT đến khám ngoại trú tại BVĐK tuyến tỉnh.
Thực trạng dinh dưỡng của người cao tuổi đến khám bệnh tại bệnh viện
Bảng 10: Phân loại BMI của ĐTNC theo IDI & WPRO Châu Á (n=370)
Phân loại BMI
|
Số người
|
Tỉ lệ%
|
Suy dinh dưỡng
|
52
|
14,05
|
Bình thường
|
250
|
67,57
|
Thừa cân
|
33
|
8.92
|
Béo phì độ 1
|
30
|
8,11
|
Béo phì độ 2
|
5
|
1,35
|
Nhận xét: Phân loại theo BMI, nhóm NCT bình thường chiếm cao nhất với 67,57%, NCT SDD chiếm 14,05%, thừa cân và béo phì chiếm 18,38%. Kết quả này cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của Phạm Văn Hiền tại Thừa Thiên Huế năm 2015 khi tỉ lệ NCT bình thường là 54,50%, SDD 21,50%, thừa cân và béo phì 24% [23].
Bảng 11: Thực trạng dinh dưỡng của ĐTNC theo MNA SF (n=370)
Nguy cơ suy dinh dưỡng
|
Số người
|
Tỉ lệ (%)
|
SDD
|
87
|
23,51
|
Nguy cơ SDD
|
122
|
32,97
|
Tình trạng DD bình thường
|
161
|
43,52
|
Nhận xét: Đánh giá phân loại theo MNA SF, có 23,51% NCT SDD và 32,97% người bệnh có nguy cơ SDD. Tuy nhiên, theo kết quả phân loại BMI theo IDI &WPRO ở trên, số NCT có SDD chỉ chiếm 14,05% trong tổng số NCT đến khám bệnh tại BV. Khi đánh giá tình trạng DD của NCT theo MNA SF thì cho thấy số NCT có nguy cơ SDD lại chiếm đa số với tỉ lệ 56,48%, nhiều hơn gấp 4 lần so với nhóm SDD khi phân loại theo BMI. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu trên nhóm NCT phẫu thuật nằm viện của Zhou JunDe và cộng sự thực hiện năm 2015 tại phía Bắc Trung Quốc khi chỉ số BMI cho thấy số NCT SDD chỉ chiếm 14% trong khi đánh giá DD bằng MNA SF có đến 45% NCT có nguy cơ SDD [61]... Ngoài, chỉ số BMI, đánh giá MNA SF còn bao gồm tình trạng giảm khẩu phần ăn do vấn đề tiêu hóa hoặc giảm ngon miệng trong vòng 3 tháng gần đây, tình trạng sụt ký trong vòng 3 tháng, khả năng vận động, tâm thần kinh, Việc giảm khẩu phần ăn và sụt cân có ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng dinh dưỡng của NCT. Đây là những đặc điểm mà rất nhiều nghiên cứu về tình trạng DD của NCT bỏ sót khi chỉ đánh giá những chỉ số nhân trắc như cân nặng, chiều cao, BMI hay tỉ lệ eo/mông.
Một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của người cao tuổi đến khám bệnh tại bệnh viện
Bảng 12: Mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng với đặc điểm dân số của ĐTNC
Đặc điểm
|
Khả năng SDD
|
OR
(CI 95%)
|
p
|
Có (n=209)
SL (TL%)
|
Không (n=161)
SL (TL%)
|
Giới tính: Nam
|
76 (63,87)
|
43 (36,13)
|
1,57 (0,98-2,52)
|
0,05
|
Nhóm tuổi:
|
60-69 tuổi
|
101 (44,30)
|
127 (55,70)
|
1
|
|
70-79 tuổi
|
73 (68,22)
|
34 (31,78)
|
3,75 (2,49-5,64)
|
<0,001*
|
≥ 80 tuổi
|
35 (100)
|
0 (0,00)
|
|
|
Trình độ học vấn:
|
Không biết chữ
|
71 (87,65)
|
10 (12,35)
|
1
|
|
Tiểu học
|
65 (61,32)
|
41 (38,68)
|
0,46 (0,37-0,59)
|
<0,001*
|
THCS
|
42 (43,75)
|
54 (56,25)
|
|
|
THPT trở lên
|
31 (35,63)
|
56 (64,37)
|
|
|
Tình trạng hôn nhân;
|
Độc thân
|
10 (83,33)
|
2 (16,67)
|
1
|
|
Góa vợ/chồng
|
64 (81,01)
|
15 (18,99)
|
0,85 (0,17-4,31)
|
0,848
|
Ly thân/ly hôn
|
17 (73,91)
|
6 (26,09)
|
0,57 (0,10-3.36)
|
0,532
|
Còn vợ/chồng
|
118 (46,09)
|
138 (53,91)
|
0,17 (0,04-0,80)
|
0,024
|
Công việc hiện tại:
|
Tự làm việc kiếm sống
|
35 (47,95)
|
38 (52,05)
|
1
|
|
Không làm việc
|
104 (70,75)
|
43 (29,25)
|
2,63 (1,47-4,70)
|
0,001
|
Nội trợ
|
70 (46,67)
|
80 (53,33)
|
0,95 (0,54-1,66)
|
0,858
|
Đối tượng sống chung:
|
Một mình
|
28 (65,12)
|
15 (34,88)
|
1
|
|
Vợ/chồng hoặc con cái
|
5 (71,43)
|
2 (28,57)
|
1,34 (0,23-7,75)
|
0,744
|
Vợ chồng và con cái
|
176 (55,00)
|
144 (45,00)
|
0,65 (0,34-1,27)
|
0,212
|
* Mô hình khuynh hướng
Nhận xét: Những NCT có số tuổi càng cao thì khả năng SDD càng tăng, cụ thể là khả năng SDD sẽ tăng 3,75 lần khi nhóm tuổi tăng lên 1 bậc với 95% CI 2,49-5,64. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Những NCT có trình độ học vấn càng cao thì khả năng SDD càng giảm, cụ thể là khả năng SDD sẽ giảm 0,46 lần khi trình độ học vấn tăng lên 1 bậc với 95% CI 0,37-0,59. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Nghiên cứu chưa tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tình trạng có thẻ BHYT, tình trạng hôn nhân, công việc hiện tại, tình trạng kinh tế, đối tượng sống chung với tình trạng DD của NCT đến khám bệnh tại BV.
Bảng 13: Mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng với đặc điểm bệnh lý của ĐTNC
Đặc điểm
|
Khả năng SDD
|
OR
(CI 95%)
|
p
|
Có (n=209)
SL (TL%)
|
Không (n=161)
SL (TL%)
|
Đang điều trị bằng thuốc
|
Có
|
184 (57,32)
|
137 (42,68)
|
1,29 (0,67-2,46)
|
0,407
|
Không
|
25 (51,02)
|
24 (48,98)
|
|
|
Số lượng thuốc uống mỗi ngày
|
0 viên
|
25 (51,02)
|
24 (48,98)
|
1
|
|
1-4 viên
|
66 (37,93)
|
108 (62,07)
|
2,63 (1,95-3,55)
|
<0,001*
|
5-7 viên
|
81 (73,64)
|
29 (26,36)
|
|
|
>=8 viên
|
37 (100)
|
0 (0,00)
|
|
|
Bệnh lý chính
|
Tăng huyết áp
|
59 (56,19)
|
46 (43,81)
|
1
|
|
Nhồi máu cơ tim
|
20 (80,00)
|
5 (20,00)
|
3,12 (1,09-8,94)
|
0,034
|
Đái tháo đường
|
34 (65,38)
|
18 (34,62)
|
1,47 (0,74-2,93)
|
0,271
|
Bệnh khớp
|
41 (51,90)
|
38 (48,10)
|
0,84 (0,47-1,51)
|
0,563
|
Ung thư
|
11 (91,67)
|
1 (8,33)
|
8,58 (1,07-68,86)
|
0,043
|
COPD
|
8 (66,67)
|
4 (33,33)
|
1,56 (0,44-5,50)
|
0,490
|
Khác
|
36 (42,35)
|
49 (57,65)
|
0,57 (0,32-1,02)
|
0,059
|
Số bệnh mắc**
|
|
|
|
|
> 3 bệnh
|
115 (93,50)
|
8 (6,50)
|
23,40 (10,74-57,56)
|
<0,001
|
≤ 3 bệnh
|
94 (38,06)
|
153 (61,94)
|
|
|
Thời gian bệnh**
|
|
|
|
|
< 5 năm
|
54 (32,14)
|
114 (67,86)
|
1
|
|
5 đến <10 năm
|
92 (67,15)
|
45 (32,85)
|
5,50 (3,73-8,12)
|
<0,001*
|
≥ 10 năm
|
63 (96,92)
|
2 (3,08)
|
|
|
**kiểm định fisher *mô hình khuynh hướng
Nhận xét: Những NCT có số lượng thuốc uống mỗi ngày càng tăng thì khả năng SDD càng tăng, cụ thể là khả năng SDD sẽ tăng 2,63 lần khi số thuốc uống mỗi ngày tăng lên 1 bậc với 95% CI 1,95-3,55. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Những NCT mắc trên 3 bệnh lý có khả năng SDD bằng 23,4 lần so với những người mắc từ 3 bệnh lý trở xuống, 95% CI 10,74-57,56. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Những NCT có thời gian mắc bệnh càng lâu thì khả năng SDD càng tăng, cụ thể là khả năng SDD sẽ tăng 5,5 lần khi thời gian mắc bệnh tăng lên 1 bậc, 95% CI 3,73-8,12. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Nghiên cứu chưa tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tình trạng đang điều trị bằng thuốc, bệnh lý chính đang mắc với tình trạng DD của NCT đến khám bệnh tại BV.
Bảng 14: Mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng với các đặc điểm của ĐTNC bằng hồi quy đa biến
Các biến đưa vào mô hình
|
Mô hình đơn biến
|
Mô hình đa biến
|
ORthô
(95% CI)thô
|
p thô
|
ORhc
(95% CI)hc
|
phc
|
Tuổi**
|
3,75 (2,49-5,64)
|
<0,001
|
|
|
Giới
|
1,57 (0,98-2,52)
|
0,05
|
|
|
Trình độ học vấn**
|
0,46 (0,37-0,59)
|
<0,001
|
0,55 (0,42-0,71
|
<0,001
|
Số thuốc uống**
|
2,63 (1,95-3,55)
|
<0,001
|
|
|
Số bệnh mắc**
|
23,4 (10,74-57,56)
|
<0,001*
|
10,31 (4,52-23,52)
|
<0,001
|
Thời gian bệnh**
|
5,50 (3,73-8,12)
|
<0,001*
|
2,76 (1,80-4,24)
|
<0,001
|
*kiểm định fisher **mô hình khuynh hướng
Nhận xét: Sau khi đưa các mối liên quan đơn biến vào mô hình đa biến để khắc phục trình trạng gây nhiễu, các biến thực sự có mối liên quan đến tình trạng DD theo MNA SF của NCT trong mô hình đa biến gồm: Trình độ học vấn, số bệnh mắc và thời gian mắc bệnh, có sự khác biệt với nghiên cứu của Nykanen năm 2012 sau khivphân tích mô hình đa biến thì vấn đề về nhai, chức năng vận động IADL và đánh giá sa sút tâm thần MMSE có liên quan với nguy cơ SDD của NCT [49]. Nghiên cứu của Alzahrani thực hiện năm 2016 cũng cho thấy sự khác biệt sau khi phân tích mô hình đa biến thì các đặc điểm về giới, tuổi và đối tượng sống chung có liên quan với nguy cơ SDD của NCT [39]. Phương trình dự đoán nguy cơ SDD theo trình độ học vấn, số bệnh lý mắc và thời gian mắc bệnh là:
Nguy cơ SDD= -0,35 - 0,61*hocvan + 0,23*sobenh + 1,02*thoigianbenh
Những NCT có trình độ học vấn càng cao thì khả năng SDD càng giảm, cụ thể là khả năng SDD sẽ giảm 0,55 lần khi trình độ học vấn tăng lên 1 bậc với CI 95% từ 0,42-0,71 (p<0,001). Những NCT mắc trên 3 bệnh lý có khả năng SDD bằng 10,31 lần so với những người mắc từ 3 bệnh lý trở xuống với CI 95% từ 4,52-23,52. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Những NCT có thời gian mắc bệnh càng lâu thì khả năng SDD càng tăng, cụ thể là khả năng SDD sẽ tăng 2,76 lần khi thời gian mắc bệnh tăng lên 1 bậc với CI 95% 1,8-4,24 (p<0,001). Sau khi phân tích đa biến, chỉ còn trình độ học vấn, số bệnh lý mắc và thời gian mắc bệnh có liên quan đến tình trạng DD của NCT. Điều này cho thấy, đối với NCT, đặc điểm về bệnh lý đóng vai trò rất quan trọng trong việc suy giảm khả năng ăn uống, tăng nguy cơ SDD bên cạnh trình độ học vấn của NCT. NCT càng có học vấn cao thì càng biết cách tự chăm sóc bản thân cũng như tuân thủ điều trị khi mắc bệnh để tránh tình trạng xảy ra biến chứng cũng như ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bản thân, trong đó bao gồm cả tình trạng DD của họ.
KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỉ lệ người cao tuổi suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì độ I, béo phì độ II tương ứng là 14,05%, 8,92%, 8,11% và 1,35%. Dựa vào MNA SF, có đến 56,48% người cao tuổi có nguy cơ suy dinh dưỡng. Có mối liên quan khi phân tích đơn biến giữa nguy cơ SDD với giới tính, nhóm tuổi, trình độ học vấn, số lượng thuốc uống mỗi ngày, số bệnh lý mắc và thời gian mắc bệnh cho thấy bên cạnh những gánh nặng về lão hóa, bệnh tật thì vẫn còn những đặc điểm dân số và bệnh lý ảnh hưởng đến chất lượng sống của NCT hiện nay. Tuy nhiên, sau khi phân tích đa biến, nghiên cứu tìm thấy mối liên quan giữa nguy cơ SDD với trình độ học vấn, số bệnh mắc và thời gian mắc bệnh.
Kết quả từ nghiên cứu đã cho thấy vai trò quan trọng của việc đánh giá tình trạng dinh dưỡng và cũng như việc đánh giá toàn diện đối với người cao tuổi khi đến khám ngoại trú tại bệnh viện. Để phát hiện nguy cơ suy dinh dưỡng ở người cao tuổi đến khám bệnh tại bệnh viện cũng như có phương hướng bổ sung dinh dưỡng sớm cho người bệnh nhằm giúp nâng cao tổng trạng, cải thiện sức khỏe và giảm thiểu những hậu quả của suy dinh dưỡng gây ra cũng như nhằm nâng cao ý thức về tầm quan trọng của dinh dưỡng trong điều trị cho người bệnh cao tuổi, thân nhân và cả NVYT, cần đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục sức khỏe-dinh dưỡng cho cả NVYT trong bệnh viện và người bệnh ngoại trú. Giải pháp này vừa có hiệu quả giúp cho NVYT nâng cao kiến thức dinh dưỡng, ý thức về tầm quan trọng của dinh dưỡng trong điều trị, vừa có thể giúp cho người bệnh cùng thân nhân có sự hiểu biết đúng về dinh dưỡng và tình trạng bệnh lý để họ có thể tự chăm sóccải thiện dinh dưỡng tại nhà và biết tự giác đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe ngay khi phát hiện vấn đề về sức khỏe, dinh dưỡng của bản thân/ thân nhân. Việc này sẽ giúp công tác điều trị cho người bệnh toàn diện và hiệu quả hơn rất nhiều.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương. Báo cáo tổng kết năm 2018, bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương, Bình Dương 2019.
2. Bộ Y tế và Nhóm Đối tác y tế. Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016- Hướng tới mục tiêu già hóa khỏe mạnh ở Việt Nam, Bộ Y tế, Hà Nội. 2018.
3. Đàm Viết Cương, Trần Thị Mai Oanh, Dương Huy Lương, Khương Anh Tuấn và Nguyễn Thị Thắng. Đánh giá tình hình chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi Việt Nam, Viện Chiến lược và Chính sách Y tế (HSPI), Hà Nội. 2007.
4. Hà Thị Ninh, Lê Hoàng Ninh và Nguyễn Thị Kim Tiến. Suy dinh dưỡng ở người cao tuổi tại huyện Mỏ Cày Bắc tỉnh Bến Tre năm 2011. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh. 2014; 18(6), 221-225.
5. Hoàng Trung Kiên. Nghiên cứu nhu cầu, đáp ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi và thử nghiệm mô hình can thiệp cộng đồng tại huyện Đông Anh, Hà Nội, Luận án Tiến sĩ y học, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Hà Nội. 2014.
6. Lê Thị Hoàng Liễu. Kiến thức, thực hành và nhu cầu tiếp cận dịch vụ tư vấn dinh dưỡng của người cao tuổi bệnh đái tháo đường điếu trị ngoại trú tại bệnh viện huyện Bình Chánh năm 2018. Tạp chí Dinh dưỡng & Thực phẩm, TP.Hồ Chí Minh. 2018; 14(4), 16-23.
7. Phạm Văn Hiền. Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại xã Hương Vinh thị xã Hương Trà tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2015, Luận văn Bác sĩ Y học dự phòng, Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế, Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế, Huế. 2015.
8. Trần Văn Hưởng. Thực trạng sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh và hiệu quả mô hình chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi tại y tế tuyến cơ sở của tỉnh Bình Dương, Luận án Tiến sĩ y học, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Hà Nội. 2012.
9. Trần Văn Long. Tình hình sức khỏe người cao tuổi và thử nghiệm can thiệp nâng cao kiến thức, thực hành phòng chống bệnh tăng huyết áp tại 2 xã huyện Vụ bản, tỉnh Nam Định giai đoạn 2011-2012, Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng, Trường Đại học Y tế công cộng, Hà Nội. 2015.
TIẾNG ANH
10. Alzahrani S. H., El Sayed I. A. and Alshamrani S. M. Prevalence and factors associated with geriatric malnutrition in an outpatient clinic of a teaching hospital in Jeddah, Saudi Arabia. Annals of Saudi medicine. 2016; 36(5), 346-351.
11. Guigoz Y., Vellas B. and Garry P. J. Assessing the nutritional status of the elderly: The Mini Nutritional Assessment as part of the geriatric evaluation. Nutrition reviews. 2016; 54(1 Pt 2), S59-65.
12. Kaiser M. J., Bauer J. M., Ramsch C., et al. Validation of the Mini Nutritional Assessment short-form (MNA-SF): a practical tool for identification of nutritional status. The journal of nutrition, health & aging. 2009; 13(9), 782-788.
13. Racic M., Ivkovic N. and Kusmuk S. SCREENING OF NUTRITIONAL STATUS AMONG ELDERLY PEOPLE AT FAMILY MEDICINE. Acta medica Croatica : casopis Hravatske akademije medicinskih znanosti. 2015; 69(4), 347-356.
14. Tkacheva O. N., Runikhina N. K., Ostapenko V. S., et al. Prevalence of geriatric syndromes among people aged 65 years and older at four community clinics in Moscow. Clinical interventions in aging. 2018; 13(251-259).
15. Vischer U. M., Frangos E., Graf C., et al. The prognostic significance of malnutrition as assessed by the Mini Nutritional Assessment (MNA) in older hospitalized patients with a heavy disease burden. Clinical Nutrition. 2012; 31(1), 113-117.
16. Vrdoljak D. MALNUTRITION SCREENING TOOLS FOR ELDERLY IN GENERAL PRACTICE. Acta medica Croatica : casopis Hravatske akademije medicinskih znanosti. 2015; 69(4), 339-345.
18. Zhou J., Wang M., Wang H. and Chi Q. Comparison of two nutrition assessment tools in surgical elderly inpatients in Northern China", Nutrition journal. 2015; 14(68-68).