Tái chế rác thải thành vật hữu dụng
Những khi rảnh rỗi, những người phụ nữ ở khu phố Mỹ Hảo - phường Chánh Mỹ thường sang nhà của chị Võ Thị Bạch Lan để được hướng dẫn làm những sản phẩm từ các loại chai nhựa bỏ đi.
Kỹ thuật bồi nền tài liệu giấy
Trung tâm Công nghệ thông tin - Lưu trữ tài nguyên và môi trường trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường (gọi tắt là Trung tâm) hiện đang lưu trữ bảo quản hàng trăm mét giá tài liệu ngành tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh. Trong đó, có những tài liệu được hình thành từ trước năm 1975 như sổ địa bộ, bản đồ… Vì vậy, bảo quản an toàn và kéo dài tuổi thọ cho tài liệu có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Trong đó, việc thực hiện các biện pháp kỹ thuật nhằm kéo dài tuổi thọ của tài liệu lưu trữ có nguy cơ bị hư hỏng hay còn gọi là kỹ thuật bồi nền tài liệu giấy đang được Trung tâm tiến hành thực hiện.
Kỹ sư nông dân tự chế trực thăng: “đáng nể phục”
Ngày 12/9, ông Bùi Hiển đã chính thức công bố chiếc máy bay tự chế thứ hai mang tên “Giấc mơ” với khả năng bay khá ổn định ở độ cao thử nghiệm khoảng 2m. Trên đuôi máy bay, ông Hiển không quên đề dòng chữ “Bùi Hiển” để khẳng định thương hiệu của “đứa con mình sinh” ra.
Công tác quan trắc thủy văn trên sông Đồng Nai…
Quan trắc thủy văn là công tác đo đạc các yếu tố về thủy văn như mực nước, lưu lượng nước.. Song song với công việc đo đạc, quan trắc viên còn phải quan sát các yêu tố khác như hướng gió, hướng dòng chảy, sóng… Tất cả các yếu tố trên sẽ được ghi chép một cách khoa học bằng những con số. Những con số này sẽ hỗ trợ đắc lực cho các cơ quan quản lý trong các kế hoạch sử dụng nước và phòng chống lũ lụt.
Hướng đi mới của công nghiệp Bình Dương
Là một tỉnh công nghiệp năng động của vùng kinh tế trọng điểm phía nam, Bình Dương hiện có 28 khu công nghiệp được cấp phép với hàng ngàn doanh nghiệp đang hoạt động. Bên cạnh đó là một số lượng không nhỏ các doanh nghiệp trong các cụm công nghiệp và dọc các trục đường giao thông. Theo đánh giá của Sở Công thương Bình Dương, trình độ công nghệ của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hiện nay chỉ ở mức trung bình. Bởi, trong một thời gian dài, Bình Dương đã cấp phép nhiều dự án đầu tư vào lĩnh vực có khả năng gây ô nhiễm môi trường và sử dụng nguồn lao động nhiều như may mặc, da giày, đồ gỗ... Điều này đã tạo ra nhiều áp lực về vấn đề lao động, các vấn đề về môi trường, đô thị.
Áp dụng khoa học và công nghệ vào nông nghiệp: lợi cả đôi đường!
Tuy là tỉnh có tốc độ phát triển công nghiệp cao nhưng tỉnh Bình Dương cũng chú trọng phát triển nông nghiệp, thông qua việc đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) đã từng bước nâng cao giá trị nông sản của tỉnh. Đồng thời, việc chuyển giao ứng dụng tiến bộ KH&CN đã giúp cho người dân nâng cao thu nhập, có thể chủ động sản xuất được nhiều loại cây trồng, vật nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Khoa học công nghệ, nền tảng thiết yếu cho thành phố thông minh
Hiện nay, việc xây dựng thành phố thông minh gắn liền với khoa học công nghệ đang trở thành xu thế của nhiều quốc gia như Seoul (Hàn Quốc), New York (Hoa Kỳ), Tokyo (Nhật Bản), Amsterdam (Hà Lan)… Trong đó, các ứng dụng công nghệ thông tin được sử dụng để tạo sự kết nối, mọi quy trình được điều khiển từ xa hoặc tự động hóa mà không cần đến sự can thiệp của con người. Với mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2020, tỉnh Bình Dương từng bước xây dựng một thành phố thông minh, tạo nên một tương lai phát triển bền vững.