Hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh Bình Dương khóa VIII
Trong tổ chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân: Hội đã phối hợp tuyên truyền, vận động xây dựng thương hiệu sản phẩm của nông dân đã được cấp nhãn hiệu tập thể như “Bưởi Bạch Đằng”, “Măng cụt Lái Thiêu”, nhãn hiệu “Bưởi Phương Uyên”, “Bưởi Thanh Thủy”, “Quýt đường Hiếu Liêm”… Nông dân được đầu tư thực hiện nhiều mô hình trồng rau ăn lá và rau ăn quả các loại áp dung quy trình sản xuất theo hướng an toàn (VietGap), năng suất cao.
Hội nghị “Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp”
Thời gian vừa qua, tình hình ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH) trong sản xuất nông nghiệp đã và đang được áp dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp. Đó là, hàng loạt giống lúa mới ngắn ngày cho năng suất cao, chất lượng tốt, kháng sâu bệnh với mức chi phí đầu tư thấp; kỹ thuật nuôi cấy mô của các chuyên gia sinh học cũng đạt kết quả cao trong việc nhân giống khoai tây, giống hoa và một số loại cây trồng khác; tạo ra nhiều chế phẩm sinh học trong bảo vệ thực vật, phân bón, cải tạo đất, xử lý môi trường, thức ăn chăn nuôi… có hiệu quả cao trong sản xuất.
Bình Dương tham gia TECHMART Hà Nội 2015
Với những nỗ lực tính cực tham gia, Sở Khoa học vá Công nghệ Bình Dương là một trong 52 tập thể được Bộ Khoa học và Công nghệ tặng Bằng khen tại buổi lễ bế mạc và Công ty TNHH Kỹ Nghệ Nhiệt Và Môi Trường CAXE là một trong 63 cá nhân, tổ chức vinh dự được Bộ Khoa học và Công nghệ trao tặng giải thưởng Techmart Quốc tế Việt Nam 2015 với sản phẩm Công nghệ thiết bị sấy gỗ bằng năng lượng mặt trời mang nhãn hiệu CAXE.
Rectenna quang học - Thiết bị biến ánh sáng thành dòng điện
Thiết bị này được chế tạo bởi các nhà khoa học Mỹ. Chúng có cấu tạo gồm 01 ăngten; 01diode chỉnh lưu và có khả năng chuyển đổi trực tiếp từ ánh sáng thành dòng điện một chiều mà không cần thông qua nhiều bước phức tạp như pin năng lượng mặt trời.
Tổng kết hoạt động khoa học và công nghệ năm 2015 và đề ra phương hướng nhiệm vụ năm 2016
Trong năm 2015, Sở KH&CN đã tham mưu UBND tỉnh ban hành 06 văn bản quy phạm pháp luật, 12 văn bản chỉ đạo, điều hành về hoạt động KH&CN; phối hợp với Bộ KH&CN quản lý 03 dự án nông thôn miền núi; tổ chức họp hội đồng tuyển chọn, thẩm định kinh phí 13 nhiệm vụ và kiểm tra tiến độ 13 nhiệm vụ; nghiệm thu 06 nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ … Giải ngân kinh phí đạt 81,4% so với dự toán giao, cao hơn so với cùng kỳ (năm 2014 đạt 61,31%).
Tọa đàm trao đổi về quản lý công nghệ; hoạt động của các Trung tâm Ứng dụng, Trung tâm Nghiên cứu của các tỉnh trong Vùng
Tại Hội nghị, các đại biểu đã được nghe Ông Nguyễn Hoàng Hải đã tổng kết sơ bộ về tình hình hoạt động KH&CN của các Trung tâm trong vùng Đông Nam Bộ; về quá trình chuyển đổi hoạt động của các Trung tâm theo nghị định 115 liên quan đến cơ chế tự chủ. Theo đó, sau quá trình hơn 10 năm triển khai thực hiện Nghị định 115, cả nước đã có 488 trong tổng số 642 tổ chức KH&CN công lập đã được phê duyệt Đề án thực hiện cơ chế tự chủ (đạt 76%), trong đó có 380 tổ chức thuộc bộ, ngành và 108 tổ chức thuộc các địa phương còn lại 154 tổ chức đang xây dựng hoặc đang trong thời gian trình hồ sơ chờ thẩm định phê duyệt.
Tọa đàm về các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ
Tại buổi Tọa đàm, các đại biểu đã được nghe Ông Trần Việt Thanh - Thứ trưởng Bộ KH&CN báo cáo sơ bộ các vấn đề liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ. Theo đó, mặc dù trong những năm qua hoạt động quản lý nhà nước trên lĩnh vực sở hữu trí tuệ đã được duy trì tương đối ổn định và có những bước chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, hiện trạng chung còn tồn tại cho thấy, trong khi một số địa phương có thể trở thành hình mẫu chuẩn trên cả nước (điển hình như Tp. Hồ Chí Minh, Bình Dương) thì hiện nay vẫn còn có những địa phương hoạt động chưa hiệu quả dựa theo tiềm năng sẵn có, dẫn đến việc hoạt động quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ còn thiếu đồng đều giữa các tỉnh, thành phố.