Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2045
Với quan điểm, phát huy tiềm năng, lợi thế của các vùng sinh thái để phát triển chăn nuôi toàn diện, hiệu quả, bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu gắn với phát triển các chuỗi giá trị, nâng cao giá trị gia tăng, bảo đảm an toàn sinh học, dịch bệnh, môi trường và an toàn thực phẩm, đối xử nhân đạo với vật nuôi, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và tăng cường xuất khẩu, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân; Phát triển ngành chăn nuôi theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thời đẩy mạnh chăn nuôi hữu cơ, chăn nuôi truyền thống theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao, an toàn.
Nghiên cứu thu nhận và ứng dụng Fibrin giàu tiểu cầu trong điều trị nha chu
Đây là đề tài cấp tỉnh của tác giả Trần Lê Bảo Hà và Phạm Anh Vũ Thụy thực hiện từ năm 2017 đến cuối năm 2019 với mục tiêu thiết lập được quy trình thu nhận PRF (Platelet Rich Fibrin - Fibrin giàu tiểu cầu), đồng thời nghiên cứu cũng tập trung đưa các cơ sở khoa học và thực nghiệm chứng minh khả năng ứng dụng PRF trong điều trị nha chu. Quy trình thu nhận khối PRF tối ưu được xác lập với thông số ly tâm là 2.500 vòng/phút trong 15 phút bằng máy ly tâm góc.
Trồng rau, nuôi cá ứng dụng hệ Aquaponic
Hiện nay, xu hướng trồng rau sạch tại nhà thu hút rất nhiều dân cư thành thị. Ngoài những mô hình trồng bằng chậu đất, tháp và hồ thủy canh, thì mô hình hợp canh vừa nuôi cá, vừa trồng rau sử dụng hệ thống Aquaponics cũng bắt đầu được nhiều người dân đô thị ứng dụng.
Chính sách ứng dụng khoa học, phát triển công nghệ trong phát triển du lịch
Hiện nay, khoa học, công nghệ đang góp phần phát triển các tiện ích đa dạng trên nền tảng web hỗ trợ các hoạt động du lịch, như: bản đồ du lịch điện tử, chức năng booking online, thanh toán trực tuyến, tư vấn trực tuyến, chăm sóc khách hàng trực tuyến, các chức năng quy đổi tiền tệ, dự báo thời tiết… Thậm chí, nó còn có thể tạo sự tương tác trực tiếp với khách du lịch, như: góp ý, phản ánh, bình luận về các sự kiện du lịch.
Tài nguyên thông tin khoa học và công nghệ số
Tài nguyên thông tin KH&CN số (còn gọi là tài nguyên điện tử) là những tài nguyên ở dạng số/điện tử mà khi truy cập và khai thác cần sự trợ giúp của các thiết bị công nghệ thông tin và truyền thông (máy tính, mạng thông tin, thiết bị di động...) và thường được ghi và lưu giữ trên các vật mang tin số như: ổ cứng máy tính (cố định hoặc lưu động), đĩa quang, trên bộ nhớ của hệ thống máy chủ, hoặc lưu giữ trên mạng intenet.
Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 55 về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia là nền tảng, đồng thời là tiền đề quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội; phát triển năng lượng quốc gia phải phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xu thế hội nhập quốc tế; phát triển đồng bộ, hợp lý và đa dạng hoá các loại hình năng lượng; ưu tiên khai thác, sử dụng triệt để và hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới, năng lượng sạch; chú trọng nghiên cứu, ứng dụng những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong phát triển tất cả các phân ngành, lĩnh vực năng lượng; đẩy mạnh chuyển đổi số trong ngành năng lượng; sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ môi trường phải được xem là quốc sách quan trọng và trách nhiệm của toàn xã hội… là những quan điểm của Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết số 55) đã đề ra.