Tự động hóa trong sản xuất thực phẩm, đồ uống
Trong sản xuất công nghiệp, tự động hóa đóng vai trò rất quan trọng, đáp ứng bài toán về năng suất và thiếu nhân công. Tự động hóa trong công nghiệp là sử dụng các hệ thống điều khiển, máy tính hay robot, cùng với công nghệ thông tin để xử lý các quy trình và hoạt động máy móc trong sản xuất.
Thực trạng ứng dụng dịch vụ công trực tuyến
Từ những năm đầu thế kỷ XX việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong việc xây dựng Chính phủ điện tử là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Năm 2015, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 về chính phủ điện tử và gần đây nhất là Quyết định số 846/QĐ-TTg ngày 09/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4 thực hiện tại các bộ, ngành, địa phương năm 2017 nhằm hướng đến xây dựng một nền hành chính công hiện đại.
Nghiên cứu tuyển chọn cây đầu dòng Bưởi đường lá cam tại tỉnh Bình Dương
Bưởi đường lá cam được trồng nhiều tại xã Bạch Đằng. Tính đến năm 2016, có khoảng 410 ha, trong đó có 310 ha đang cho thu hoạch quả. Giống bưởi này được xác định là cây truyền thống đặc sản của địa phương. Do hiệu quả kinh tế mang lại từ cây Bưởi đường lá cam cao nên diện tích trồng giống bưởi này ngày một gia tăng, nhu cầu giống lớn để mở rộng diện tích. Tuy nhiên, hiện tại cây giống phục vụ cho trồng mới vẫn là cây chiết cành và từ nhiều nguồn cây giống khác nhau, dẫn đến hình dạng và chất lượng quả không ổn định.
Hướng đến nền nông nghiệp sạch và áp dụng công nghệ 4.0
Hiện nay, nông sản Việt Nam đang được xuất khẩu sang 180 nước, thu về khoảng 40 tỷ USD vào năm 2018, trong đó có 10 mặt hàng xuất khẩu trên 1 tỷ USD, 6 mặt hàng đạt trên 3 tỷ USD (tôm, gỗ và sản phẩm gỗ, hàng rau quả, hạt điều, cà phê, gạo). Với kết quả đó, Việt Nam được xếp đứng thứ 2 khu vực Đông Nam Á, thứ 15 trên thế giới.
Đẩy mạnh hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo vùng Đông Nam bộ và tiếp cận cách mạng 4.0
Vùng Đông Nam bộ có 6/7 địa phương thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (trừ Bình Thuận), là trung tâm chính trị, kinh tế thương mại, phát triển khoa học và công nghệ (KHCN), giáo dục đào tạo, thu hút đầu tư nước ngoài của cả khu vực phía Nam. Đồng thời là vùng kinh tế phát triển năng động và có đóng góp lớn nhất cho nền kinh tế của cả nước (năm 2018 đóng góp 45,4% GDP và 42,6% tổng thu ngân sách cho cả nước), góp phần to lớn cho sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam ở mức cao trong những năm gần đây (GDP năm 2017 là 6,81%, năm 2018 là 7,08%).
Hoạt động khoa học và công nghệ vùng Đông Nam bộ giai đoạn 2017 - 2019
Đông Nam bộ nằm liền kề đồng bằng sông Cửu Long, nơi đây có hệ thống cảng, đường hàng không, các cửa khẩu quốc tế, đường bộ, đường sắt… là yếu tố quan trọng thu hút đầu tư kinh tế quốc tế, điều kiện tự nhiên đa dạng từ các ngành nghề thủy sản đến nông lâm nghiệp và sản xuất - trung chuyển - dịch vụ.