Hội Laser Y học Bình Dương từ nghiên cứu đến triển khai ứng dụng Laser công suất thấp
Hội Laser y học Bình Dương là một tổ chức nghề nghiệp, tiền thân là Câu lạc bộ Laser y học được thành lập từ năm 1993. Hội Laser y học Bình Dương thực hiện nhiệm vụ phổ cập kiến thức laser cho mọi người am hiểu, đặc biệt bồi dưỡng chuyên sâu về kỹ thuật thao tác vận hành thiết bị laser y học cho các thầy thuốc ở các chuyên khoa có sử dụng máy laser như: quang châm laser, laser răng hàm mặt, laser nhãn khoa, laser phẫu thuật nội soi, laser tai mũi họng…; nghiên cứu các loại hình thiết bị laser y tế, nhằm giới thiệu và hướng dẫn cách sử dụng các loại y cụ này cho các cơ sở điều trị để nâng cao chất lượng phục vụ sức khỏe cộng đồng.
Dinh dưỡng, an ninh và an toàn thực phẩm trong bối cảnh hội nhập
Với một thực trạng hiện nay là người dân sử dụng thịt nhiều hơn sử dụng rau quả. Cơ cấu năng lượng khẩu phần thay đổi theo hướng gia tăng tỷ lệ lipid và protein. Mức tiêu thụ thực phẩm giàu glucid đã qua chế biến, mức tiêu thụ quả chín cũng như các thức ăn động vật tăng lên rõ rệt. Điều này đã ảnh hưởng đến hiện trạng béo phì, các bệnh tim mạnh, cao huyết áp ngày một tăng cao.
Khảo sát giống ngô lai và mô hình xen canh ngô - lạc trên nền đất xám tỉnh Bình Dương
Ngô là cây lương thực đứng thứ ba sau lúa nước và lúa mì trên thế giới. Cây ngô được trồng ở khắp các châu lục do khả năng thích ứng rộng. Hạt ngô có nhiều dinh dưỡng nên đóng vai trò quan trọng trong công nghiệp, lương thực - thực phẩm, y dược, thức ăn cho ngành chăn nuôi. Ở Việt Nam, cây ngô được trồng phổ biến trên các vùng sinh thái khác nhau, năm 2016 diện tích ngô trong nước là 1.300 ha với năng suất bình quân 4,6 tấn/ha đạt sản lượng khoảng 5.980 nghìn tấn.
Mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp ứng phó biến đổi khí hậu
Liên kết trong sản xuất và kinh doanh là xu hướng được khuyến khích phát triển của nhiều nền kinh tế trên thế giới hiện nay. Trong sản xuất nông nghiệp, các hình thức liên kết, các mô hình sản xuất mới ra đời đã mở ra hướng đi, tạo động lực mới trong sản xuất nông nghiệp đáp ứng nhu cầu sản phẩm khối lượng lớn, chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế; giao hàng đúng lúc, giá thành cạnh tranh trong thời kỳ kinh tế thị trường.
Thu thập, đánh giá và khai thác nguồn gen gừng nghệ hợp lý
Gừng, nghệ là cây trồng truyền thống của người Việt Nam với mục tiêu chủ yếu là làm gia vị và cung cấp một nguồn dược liệu quan trọng trong việc chữa trị những bệnh phổ biến ở vùng nhiệt đới. Hiện nay, sản phẩm gừng, nghệ đã và đang được quan tâm đầu tư, nghiên cứu phát triển ở hầu hết các châu lục, trong đó Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ và Australia được xem là những nước đi đầu trong việc thu thập, bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên này
Thông tin sở hữu công nghiệp phục vụ cộng đồng khởi nghiệp sáng tạo
Sở hữu công nghiệp (SHCN) là khái niệm chỉ lĩnh vực pháp lý bảo hộ quyền sở hữu đối với các thành quả nghiên cứu triển khai có thể áp dụng công nghiệp. Tại Việt Nam đối tượng Sở hữu công nghiệp có thể là: 1- sáng chế, 2- giải pháp hữu ích, 3- kiểu dáng công nghiệp, 4- nhãn hiệu, 6- chỉ dẫn địa lý, 7- thiết kế bố trí mạch tích hợp, ngoài ra còn có tên thương mại và bí quyết kinh doanh.
Chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
Nhằm thể chế hóa Nghị quyết Trung ương 6 Khóa XI về “Phát triển Khoa học và Công nghệ phục vụ công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”; đảm bảo sự phù hợp và tương thích với các điều ước quốc tế mà Việt Nam cam kết hoặc tham gia, khai thác có hiệu quả những cơ hội để tăng nguồn lực đầu tư, phát triển hạ tầng và nhân lực KH&CN, nâng cao vị thế quốc tế về KH&CN của Việt Nam, thu hẹp khoảng cách phát triển với thế giới, Quốc hội đã ban hành Luật KH&CN 2013 thay thế Luật KH&CN năm 2000.