Thúc đẩy phát triển bền vững các ngành, các cấp, các địa phương đến năm 2030
Trong bối cảnh, quá trình phát triển bền vững của đất nước còn có những khó khăn như: Mô hình tăng trưởng vẫn chưa rõ nét, năng suất lao động tăng chủ yếu do tăng cường độ vốn, quá trình cơ cấu lại các ngành kinh tế vẫn còn nhiều hạn chế; chênh lệch mức sống và mức độ thụ hưởng các dịch vụ xã hội của người dân giữa các vùng và giữa các địa phương trong vùng vẫn còn lớn; khoa học và công nghệ vẫn chưa trở thành động lực cốt lõi của phát triển bền vững, vẫn còn thiếu các cơ chế, chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp thực hiện đổi mới và ứng dụng công nghệ;
Bản tin KH&CN số 07/2020
kinh tế tập thể tỉnh Bình Dương: Áp dụng khoa học và công nghệ, xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững
Đầu tư máy móc tiên tiến trong doanh nghiệp vừa và nhỏ
Trong nền kinh tế thị trường, lợi nhuận và giá trị thương mại luôn được coi là yếu tố sống còn của doanh nghiệp. Để đạt được những điều này, thì doanh nghiệp phải tìm được chỗ đứng cho mình, bằng việc áp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ và biết vận dụng một cách có hiệu quả. Cụ thể là việc đưa máy móc thiết bị công nghệ hiện đại vào sản xuất, với máy móc thiết bị tiên tiến, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm, ít tiêu hao nhiên liệu hơn, hạn chế phế phẩm. Đồng thời, giảm bớt lao động thủ công. Từ đó góp phần hạ giá thành sản xuất sản phẩm, chất lượng, mẫu mã đa dạng và có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường.
Kinh tế tập thể tỉnh Bình Dương: Áp dụng khoa học và công nghệ, xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững
Trong thời gian qua, kinh tế tập thể (KTTT), hợp tác xã (HTX) đã góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh. Trong bối cảnh tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, nhưng lĩnh vực kinh tế tập thể vẫn duy trì và phát triển, nhiều tổ hợp tác (THT), HTX làm ăn có hiệu quả, các HTX đều bảo đảm đầy đủ các nguyên tắc theo Luật HTX, huy động được nguồn lực, đa dạng hóa ngành nghề, chủ động góp vốn đầu tư đổi mới công nghệ, nhà xưởng, thiết bị sản xuất, mở rộng quy mô tạo thêm sản phẩm mới, liên kết với các thành phần kinh tế, công ty, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để phát triển sản xuất - kinh doanh đem lại hiệu quả cho HTX, xã viên, giải quyết thêm việc làm cho người lao động...
Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, định hướng đến 2050
Với quan điểm tiếp cận và ứng dụng nhanh nhất các thành tựu khoa học, công nghệ, quản lý nhất là Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; sử dụng tài nguyên hiệu quả, tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu, nhiên liệu; ngành vật liệu xây dựng phát triển, đáp ứng nhu cầu cơ trong nước, có sản phẩm tiêu chuẩn quốc tế góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1266/QĐ-TTg vào ngày 18/8/2020 phê duyệt Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam thời kỳ 2021-2030, định hướng đến 2050.
Phát hiện chỗ trống trong bãi đậu xe có Camera quan sát
Đây là luận văn sau đại học của tác giả Nguyễn Thị Thanh Trúc thực hiện vào năm 2019 với mục tiêu nhằm đề xuất mô hình đơn giản, hạn chế tối đa các chi phí với độ chính xác có thể chấp nhận được nhằm phát hiện chỗ trống trong bãi đậu xe có camera giám sát. Với camera cố định lắp đặt trong bãi đậu xe đã thiết lập tọa độ thể hiện vị trí của các chỗ đậu xe trong từng khung hình. Đồng thời, luận văn cũng muốn thử nghiệm phương pháp rút trích đặc trưng từ các phương pháp cơ bản đến việc sử dụng mô hình học sâu để huấn luyện các ảnh tĩnh bằng phương pháp học máy.