Nhà máy công nghiệp thông minh 4.0: Công nghệ chính và những thách thức
Do cấu trúc hiện tại của nhà máy kỹ thuật số, cần thiết xây dựng nhà máy thông minh để nâng cấp công nghệ sản xuất. Nhà máy thông minh đáp ứng được sự kết hợp của công nghệ vật lý, công nghệ mạng và tích hợp sâu các hệ thống rời rạc độc lập trước đây làm cho các công nghệ liên quan trở nên phức tạp và chính xác hơn chúng bây giờ. Trong bài viết này, một kiến trúc thứ bậc của nhà máy thông minh được trình bày trước tiên, và sau đó những công nghệ chính được phân tích từ những khía cạnh lớp tài nguyên vật lý, lớp mạng và lớp ứng dụng dữ liệu. Hơn thế nữa, bài báo thảo luận những vấn đề chính và những giải pháp tiềm năng cho những công nghệ mới nổi chính như là Internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (big data) và điện toán đám mây (cloud computing), mà được tích hợp trong quá trình sản xuất. Cuối cùng, một dây chuyền đóng gói kẹo được sử dụng để xác nhận những công nghệ chính của nhà máy thông minh, được chỉ ra hiệu quả thiết bị tổng thể của thiết bị được tăng lên đáng để.
Hiệp định CPTPP và mối lo về vấn đề sở hữu trí tuệ
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được 11 nước ký kết vào ngày 8/3/2018. Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc phê chuẩn CPTPP và các văn kiện có liên quan vào ngày 12/11/2018. Và Hiệp định sẽ có hiệu lực đối với Việt Nam kể từ ngày 14/1/2019. Trong các điều khoản của Hiệp định thì vấn đề sở hữu trí tuệ (SHTT) đã có những thay đổi, quy định mới so với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Bình Dương: Xây dựng không gian dùng chung cho hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
Không gian dùng chung (coworking space) là một trong những mô hình được triển khai trên thế giới dành cho những ai đang hoạt động trong công việc đòi hỏi sự sáng tạo, kinh doanh, các nhà đầu tư… Đối với tỉnh Bình Dương, với việc triển khai thành phố thông minh (TPTM) thì không gian dùng chung là điều kiện “tốt” để thu hút các cá nhân, tập thể khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và đưa ra các ý tưởng, giải pháp cho xây dựng TPTM.
Giải pháp phát triển cảnh quan khu vực Bờ đông sông Sài Gòn tỉnh Bình Dương thành điểm nhấn bản sắc văn hóa Bình Dương
Bình Dương là một địa bàn năng động, đang trên đà phát triển đô thị và hướng đến việc trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Trên con đường phát triển của mình, Bình Dương luôn là vùng đất dồi dào truyền thống lịch sử văn hóa, xã hội. Xây dựng cảnh quan khu vực bờ Đông sông Sài Gòn mang bản sắc độc đáo Bình Dương theo tiêu chí đô thị bền vững là một minh họa sinh động cho tính chất song trùng của con đường phát triển của Bình Dương, trong đó nhân tố truyền thống hòa nhập vào nhân tố hiện đại, phát triển nhưng luôn luôn giữ những nét độc đáo của riêng Bình Dương.
Giải pháp tạo lập bản sắc quy hoạch - kiến trúc cho một số khu vực của tỉnh Bình Dương trong tương lai
Xu thế “cạnh tranh đô thị” trên thế giới nói chung, và Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á nói riêng là tất yếu trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa. Đô thị có tính cạnh tranh cao sẽ thu hút tốt vốn đầu tư trong nước và nước ngoài, thu hút “chất xám” và nguồn nhân lực để phát triển kinh tế xã hội với tốc độ cao. Trong những yếu tố góp phần nâng cao tính cạnh tranh đô thị, có yếu tố chất lượng sống của người dân đô thị, mà trong đó bản sắc quy hoạch và kiến trúc có vai trò rất quan trọng. Việc quy hoạch một đô thị bền vững, “độc đáo” với “bản sắc” phù hợp với đặc thù của từng khu vực, là xu hướng của các địa phương và quốc gia đang hướng tới.
Khoa học và công nghệ với phát triển kinh tế xã hội, khởi nghiệp
Năm 2019, là năm đánh dấu một chặng đường phát triển và hội nhập của Bình Dương sau 22 năm hình thành và phát triển. 22 năm, một khoảng thời gian chưa phải là dài, nhưng những gì mà địa phương đạt được trong sốt thời gian qua là sự nỗ lực, phấn đấu của cả hệ thống chính trị, của nhân dân, cộng đồng các doanh nghiệp; và đặc biệt là sự đóng góp tích cực của các nhà khoa học trong và ngoài tỉnh. Đây là niềm tự hào và là niềm tin về một thành phố thông minh, thành phố đáng sống.