Chính sách phát triển nền kinh tế số tại Việt Nam
Theo báo cáo "Nền kinh tế số Đông Nam Á năm 2019" do Google, Temasek và Bain thực hiện, nền kinh tế số Việt Nam năm 2019 trị giá 12 tỷ USD, cao gấp 4 lần so với giá trị của năm 2015 và dự đoán chạm mốc 43 tỷ USD vào năm 2025. Báo cáo này nhận định, động lực chính thúc đẩy những con số ấn tượng là nhờ thương mại điện tử, nơi các thị trường trong nước như: Sendo và Tiki cạnh tranh với những người chơi trong khu vực là Lazada và Shopee. Cụ thể, quy mô thị trường thương mại điện tử khoảng 5 tỷ USD, trong khi du lịch trực tuyến khoảng 4 tỷ USD, truyền thông trực tuyến đạt 3 tỷ USD, gọi xe công nghệ khoảng 1 tỷ USD.
Chuyển đổi kỹ thuật số với thông tin và kiến thức
Năm 2019 đã đánh dấu bước ngoặc khi chuyển đổi số dần trở nên phổ biến ở mọi lĩnh vực nhờ vào sự phát triển của công nghệ: trí tuệ nhân tạo (AI), blockchain, Internet Vạn vật (IoT), quản lý dữ liệu thông minh… Công nghệ kỹ thuật số mới đang tác động mạnh đến mọi ngành nghề, và dự kiến tác động đó sẽ càng tăng mạnh trong năm 2020. Do đó, các doanh nghiệp không thể bỏ qua xu thế này.
Sự cần thiết khi ứng dụng công nghệ vào giảng dạy
Công nghệ ngày càng chiếm vai trò quan trọng trong cuộc sống con người trong mọi lĩnh vực từ kinh tế, vận tải, nông nghiệp, giáo dục… Xu thế dạy và học bằng công nghệ cao ngày càng phổ biến hơn trong đào tạo giáo dục. Hiện đại hóa trong giảng dạy và đào tạo ngày càng được nhiều trường học ở nước ta áp dụng.
Năng suất chất lượng - Chìa khóa thành thành công của doanh nghiệp
Theo số liệu thống kê, Bình Dương hiện có 42.814 doanh nghiệp. Phần lớn các doanh nghiệp chủ yếu là sản xuất quy mô nhỏ và vừa, trình độ kỹ thuật và công nghệ thấp. Đặc biệt, những doanh nghiệp vừa và nhỏ thường có những hạn chế trong quản lý sản xuất nên chi phí sản xuất cao, giá thành chưa phù hợp.