Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Hoạt động nghiên cứu khoa học trên địa bàn tỉnh thực hiện theo cơ chế đặt hàng, khoán chi đến sản phẩm cuối cùng đã tháo gỡ được những khó khăn trong lĩnh vực nông nghiệp, an ninh trật tự... của tỉnh. Nhiều kết luận của khoa học xã hội và nhân văn đã được dùng làm cơ sở khoa học để soạn thảo các chủ trường, chính sách cho địa phương.
Khoa FIRA: Điểm sáng cho sự phát triển của Trường Đại học Bình Dương trong hoạt động nghiên cứu khoa học
Thúc đẩy và phát triển hoạt động nghiên cứu khoa học trong Nhà trường là nhiệm vụ mang tính hạt nhân và hết sức quan trọng cho chiến lược xây dựng và phát triển của Trường Đại học Bình Dương trong giai đoạn tới bên cạnh nhiệm vụ chính trị là đào tạo và cung ứng cho xã hội đội ngũ lao động chất lượng cao từ đó đáp ứng nhu cầu của các cơ quan, doanh nghiệp cả trong và ngoài nước” - Đó là chia sẻ trong bài diễn văn phát biểu của TS. Cao Việt Hiếu - Hiệu trưởng Trường Đại học Bình Dương tại Lễ Công bố Quyết định, ra mắt Hội đồng Quản trị, Hiệu trưởng Trường Đại học Bình Dương nhiệm kỳ 2017 - 2022 diễn ra vào ngày 29/12/2017.
Tỉnh Bình Dương: Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cấp cơ sở năm 2019
Ngoài các nhiệm vụ cấp tỉnh được nghiệm thu và đã đăng ký lưu giữ trong năm 2019, Trung tâm Thông tin và Thống kê khoa học và công nghệ đã lưu giữ được 20 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở trong các lĩnh vực. Trong đó, nhiệm vụ khoa học và công nghệ đến từ Trường đại học chiếm 90% (18 nhiệm vụ). Sơ lược các nhiệm vụ như sau:
Tỉnh Bình Dương: Hoạt động đăng ký lưu giữ luận văn - luận án sau đại học
Trong năm 2019, Trung tâm Thông tin và Thống kê khoa học và công nghệ đã thu nhập và lưu giữ được 39 luận văn - luận án trên địa bàn tỉnh. Trong đó, có 02 luận án tiến sĩ thuộc chuyên ngành Ngôn ngữ học và chuyên ngành Lịch sử phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và giải phóng dân tộc. Hoạt động này được triển khai từ năm 2016, tuy nhiên đến năm 2017 mới được triển khai rộng khắp trên địa bàn tỉnh.
Thị xã Thuận An: Hoạt động khoa học và công nghệ giai đoạn 2015 - 2018
Hoạt động KH&CN của Thị xã đang trở thành động lực trực tiếp góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa; trong những năm vừa qua, Thị xã đã tập trung nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ KH&CN nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
Hoạt động khoa học và công nghệ trên địa bàn huyện Phú Giáo
Trong năm 2019, hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) được triển khai gắn với tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Dưới sự hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ của Sở KH&CN, sự quan tâm hỗ trợ chuyên môn, kỹ thuật từ phía trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh, hoạt động KH&CN đã đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thực tế sản xuất và đời sống nhân dân trên địa bàn huyện.
Tự động hóa trong sản xuất thực phẩm, đồ uống
Trong sản xuất công nghiệp, tự động hóa đóng vai trò rất quan trọng, đáp ứng bài toán về năng suất và thiếu nhân công. Tự động hóa trong công nghiệp là sử dụng các hệ thống điều khiển, máy tính hay robot, cùng với công nghệ thông tin để xử lý các quy trình và hoạt động máy móc trong sản xuất.
Thực trạng ứng dụng dịch vụ công trực tuyến
Từ những năm đầu thế kỷ XX việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong việc xây dựng Chính phủ điện tử là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Năm 2015, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 về chính phủ điện tử và gần đây nhất là Quyết định số 846/QĐ-TTg ngày 09/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4 thực hiện tại các bộ, ngành, địa phương năm 2017 nhằm hướng đến xây dựng một nền hành chính công hiện đại.