Nghiên cứu tuyển chọn cây đầu dòng Bưởi đường lá cam tại tỉnh Bình Dương
Bưởi đường lá cam được trồng nhiều tại xã Bạch Đằng. Tính đến năm 2016, có khoảng 410 ha, trong đó có 310 ha đang cho thu hoạch quả. Giống bưởi này được xác định là cây truyền thống đặc sản của địa phương. Do hiệu quả kinh tế mang lại từ cây Bưởi đường lá cam cao nên diện tích trồng giống bưởi này ngày một gia tăng, nhu cầu giống lớn để mở rộng diện tích. Tuy nhiên, hiện tại cây giống phục vụ cho trồng mới vẫn là cây chiết cành và từ nhiều nguồn cây giống khác nhau, dẫn đến hình dạng và chất lượng quả không ổn định.
Đẩy mạnh hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo vùng Đông Nam bộ và tiếp cận cách mạng 4.0
Vùng Đông Nam bộ có 6/7 địa phương thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (trừ Bình Thuận), là trung tâm chính trị, kinh tế thương mại, phát triển khoa học và công nghệ (KHCN), giáo dục đào tạo, thu hút đầu tư nước ngoài của cả khu vực phía Nam. Đồng thời là vùng kinh tế phát triển năng động và có đóng góp lớn nhất cho nền kinh tế của cả nước (năm 2018 đóng góp 45,4% GDP và 42,6% tổng thu ngân sách cho cả nước), góp phần to lớn cho sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam ở mức cao trong những năm gần đây (GDP năm 2017 là 6,81%, năm 2018 là 7,08%).
Giáo dục Stem/Steam: Giải pháp xây dựng nhân lực có trình độ cao cho thành phố thông minh Bình Dương
Trong những năm gần đây mô hình giáo dục STEM (khoa học - Science, công nghệ - Technology, kỹ thuật - Engineering và toán học - Mathematics)/ STEAM (khoa học - Science, công nghệ - Technology, kỹ thuật - Engineering, nghệ thuật - Art và toán học - Mathematics) đang được triển khai ở nhiều trường học tại Việt Nam, đây là mô hình giáo dục thích ứng với xu thế phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN4.0). Đối với tỉnh Bình Dương đang trong quá trình triển khai Đề án xây dựng Thành phố thông minh (TPTM) thì mô hình giáo dục này góp phần xây dựng nguồn nhân lực có trình độ cao.
Cơ hội chuyển giao khoa học công nghệ trong CPTPP
Cùng với các Hiệp định thương mại đa phương và song phương mà Việt Nam đã ký kết thì Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) vừa có hiệu lực thi hành từ tháng 01/2019, đây chính là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp (DN) tiếp cận với khoa học công nghệ (KHCN) của các nước phát triển nhằm nâng cao sản xuất, đặc biệt là việc chuyển giao công nghệ (CGCN).
Nhận dạng cảm xúc của người dựa trên ảnh nhiệt
Cảm xúc đóng một vai trò quan trọng trong giao tiếp phi ngôn ngữ, là một trong những cơ sở để hiểu được hành vi của con người. Có thể nhận dạng cảm xúc thông qua nhiều hình thức khác nhau, và đặc biệt là thông qua biểu hiện trên khuôn mặt.
Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) phục vụ công tác phòng chống ngập lụt trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Ngập lụt ở Bình Dương đã diễn ra từ nhiều năm. Ngập lụt xảy ra do nhiều nguyên nhân, trong đó quan trọng nhất là mưa lớn, triều cường, lũ trên sông chính, do sự phối hợp chưa chặt chẽ trong điều hành hoạt động của các hồ chứa trên thượng nguồn và hệ thống thoát nước ở các khu vực đô thị. Hàng năm mùa mưa lũ kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 và thời kỳ triều cường từ tháng 10 đến tháng 01 năm sau. Tần suất các trận mưa lớn tăng dần trong các thập kỷ qua, trong khi hệ thống thoát nước đang cải tạo và chưa đủ công suất thoát nước, thậm chí nhiều khu vực trong tỉnh chưa có hệ thống thoát nước. Ngập lụt đô thị do mưa vì thế đã trở nên thường xuyên hơn.
Thành phố thông minh: Cần tạo được sự kết nối và có nguồn dữ liệu lớn
Hiện nay, thuật ngữ thành phố thông minh (TPTM) đã không còn xa lạ, nhiều thành phố trên thế giới đã triển khai xây dựng TPTM và đã mang lại hiệu quả. Đối với tỉnh Bình Dương, việc xây dựng TMTP dựa trên Đề án phát triển kinh tế - xã hội Bình Dương, triển khai mô hình hợp tác Ba Nhà, hướng tới Đô thị Thông minh (Binh Duong Navigator 2021), đây có thể coi là bước đi của Bình Dương trong việc hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa - hiện đại hóa đã đề ra. Tuy nhiên, việc xây dựng TPTM cần có thời gian và hướng đi phù hợp, các chuyên gia đã đưa ra nhiều đề xuất cho Bình Dương trong việc triển khai TPTM.