Hoạt động nghiên cứu khoa học - Phát triển công nghệ phát huy được hiệu quả thực tiễn
Thực hiện Nghị quyết Đảng bộ Tỉnh lần thứ X (nhiệm kỳ 2015 - 2020), việc phát triển KH&CN sẽ tập trung vào việc tăng cường đầu tư phát triển tiềm lực KH&CN; đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng, gắn nhiệm vụ phát triển KH&CN với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở các cấp, các ngành; hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, đặc biệt là công nghệ cho những sản phẩm xuất khẩu chủ lực, các ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn, công nghệ cao, tạo đột phá trong KH&CN.
Quy hoạch vùng chuyên canh cây có múi theo tiêu chuẩn VietGAP: Từng bước xây dựng thương hiệu nông sản Bình Dương
Một trong những tiêu chí có thể nói là "khắt khe" của VietGAP, đó là việc bảo đảm không ảnh hưởng môi trường và sức khoẻ cộng đồng. Về vấn đề này, ông Huỳnh Hữu Tấn, cán bộ kỹ thuật Trạm BVTV Tân Uyên - Bắc Tân Uyên cho biết, trong quá trình sản xuất nông nghiệp có thể gây ảnh hưởng đến môi trường khi bà con trong quá trình chăm sóc cây trồng, vật nuôi không tuân thủ các nguyên tắc về sử dụng thuốc BVTV, thuốc kích thích tăng trưởng, các loại phân bón hóa học, vấn đề xử lý phụ phẩm, chất thải...
Bình Dương “Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp”
Tình hình ứng dụng CNSH trong sản xuất nông nghiệp hiện nay đã và đang được áp dụng rộng rãi. Đó là, hàng loạt giống lúa mới ngắn ngày cho năng suất cao, chất lượng tốt, kháng sâu bệnh với mức chi phí đầu tư thấp; kỹ thuật nuôi cấy mô của các chuyên gia sinh học cũng đạt kết quả cao trong việc nhân giống khoai tây, giống hoa và một số loại cây trồng khác; tạo ra nhiều chế phẩm sinh học trong bảo vệ thực vật, phân bón, cải tạo đất, xử lý môi trường, thức ăn chăn nuôi… có hiệu quả cao trong sản xuất.
Nông dân tỉnh Bình Dương: Ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất
Trong tổ chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân: Hội Nông dân tỉnh đã phối hợp tuyên truyền, vận động xây dựng thương hiệu sản phẩm của nông dân đã được cấp nhãn hiệu tập thể như “Bưởi Bạch Đằng”, “Măng cụt Lái Thiêu”, nhãn hiệu “Bưởi Phương Uyên”, “Bưởi Thanh Thủy”, “Quýt đường Hiếu Liêm”… Nông dân được đầu tư thực hiện nhiều mô hình trồng rau ăn lá và rau ăn quả các loại áp dụng quy trình sản xuất theo hướng an toàn (VietGap), năng suất cao.
Mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thâm canh cây bưởi theo hướng VietGap tại xã Hiếu Liên, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
Dự án được thực hiện từ tháng 4/2011 đến tháng 9/2015, với mục tiêu xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thâm canh cây bưởi theo hướng VietGap nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất vườn bưởi xã Hiếu Liêm. Cụ thể, xây dựng mô hình sản xuất bưởi da xanh với diện tích 7 ha đạt tiêu chuẩn VietGap; xây dựng mô hình cải tạo và thâm canh 10 ha cây bưởi da xanh giai đoạn kinh doanh theo hướng VietGap; trồng mới 20 ha bưởi da xanh theo hướng VietGap; hỗ trợ nhà vườn địa phương nâng cao hiểu biết và kỹ năng trong sản xuất bưởi da xanh đạt tiêu chuẩn VietGap.
Trồng tre điền trúc, mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao
Với thành công bước đầu, từ diện tích 01 ha vào năm 2008, cho đến nay anh đã mở rộng diện tích lên 06 ha và cho thu nhập ổn định. Anh cho biết, "Trung bình 01 ha cho thu hoạch khoảng 250kg/ngày, với giá măng vào mùa khoảng 7.000 - 8.000 đồng/kg, còn mùa nghịch có từ 25.000 - 28.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí thì bình quân cũng thu lợi cũng gần 01 tỷ đồng/năm".
Công ty TNHH Minh Long I - Đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất
Công nghệ chiếm phần quan trọng trong việc sản xuất sản phẩm bởi nếu như chúng ta có công nghệ tốt thì chúng ta sẽ tạo ra được những sản phẩm tốt, giá thành hợp lý và sản xuất theo dây chuyền sẽ tạo ra sản phẩm hàng loạt và có độ đồng nhất cao. Chính sự đầu tư “Mạnh mẽ” vào trang thiết bị, máy móc hiện đại và ứng dụng công nghệ tiên tiến nhất để sản xuất đã cho kết quả tương xứng
Góp ý tưởng để Bình Dương phát triển và hội nhập quốc tế
Nhằm tăng cường lợi thế cạnh tranh cho Bình Dương, ông Nghĩa cho rằng, chiến lược phát triển mới của tỉnh cần tập trung phát triển công nghiệp phụ trợ, hình thành trung tâm công nghệ ứng dụng, phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp gắn với công nghệ mới. Đồng thời, Bình Dương cần có những chính sách cụ thể để phát triển các doanh nghiệp khoa học và công nghệ thông qua Quỹ phát triển công nghệ tỉnh.