Bản tin KH&CN số 01.2018
- Thực trạng phát triển thị trường khoa học và công nghệ tại Việt Nam,những khó khăn và giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường khoa học và công nghệ
Cần “Cụ thể hoá” chính sách hỗ trợ cho khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo
Với việc Chính phủ và các Bộ, ngành ban hành các Kế hoạch, chính sách thúc đẩy khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo (KH-ĐMST) thì phong trào KN-ĐMST được “Thắp lửa” và phát triển mạnh khắp cả nước. Tuy nhiên, chính sách đã có nhưng vẫn còn nhiều vướng mắc, bất cập, nhất là nguồn vốn để đầu tư.
Những tiện tích từ atlas điện tử Bình Dương
Atlas điện tử tỉnh Bình Dương là một tác phẩm khoa học được xây dựng dựa trên nền tảng công nghệ thông tin địa lý hay còn gọi là công nghệ GIS. Đó là tập hợp có hệ thống các trang bản đồ điện tử được thiết kế và xây dựng dựa theo các tập Atlas bản đồ trên giấy. Atlas điện tử tỉnh Bình Dương thể hiện đầy đủ toàn diện các thông tin về điều kiện tự nhiên, con người, kết quả các hoạt động kinh tế - xã hội của tỉnh dưới dạng bản đồ, biểu đồ, chữ viết, hình ảnh,... Ứng dụng này được thành lập nhằm chia sẻ dữ liệu giữa các ngành, phục vụ nghiên cứu tổng thể, lập kế hoạch, định hướng phát triển và tham khảo các lĩnh vực chuyên môn trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Bình Dương khởi động chương trìnhphân loại rác thải tại nguồn
Phân loại rác thải tại nguồn là một trong những yếu tố quan trọng để xây dựng một hệ thống thu gom và xử lý rác thải hiện đại. Và đây cũng là một xu thế tất yếu trong quá trình phát triển. Bởi khi phân loại rác tại nguồn thành công, chúng ta không chỉ tận dụng được nguồn tài nguyên từ rác mà còn giảm thiểu nhiều chi phí cho quá trình xử lý.
Tái cơ cấu nông nghiệp: Đảm bảo an ninh lương thực
An ninh lương thực là trạng thái mà ở đó tất cả mọi người, tại mọi thời điểm, đều có sự tiếp cận cả về mặt vật chất và kinh tế với nguồn lương thực đầy đủ, an toàn và đủ dinh dưỡng, đáp ứng chế độ ăn uống và thị hiếu lương thực của mình, đảm bảo một cuộc sống năng động và khỏe mạnh (WFS, 1996).
Thành công từ mô hình nuôi heo “công nghệ cao”
Khởi đầu từ việc nhận thấy nuôi heo theo kiểu truyền thống có hiệu quả không cao, anh Phạm Văn Tạo (ấp Bàu Hốt, xã Lai Uyên, huyện Bàu Bàng) đã “thay đổi tư duy” chuyển sang nuôi heo theo hướng công nghệ cao - nuôi heo“máy lạnh”. Với sự “liều lĩnh” đó, đến nay, anh đã có 6 trang trại nuôi heo với doanh thu có lãi hàng năm lên vài tỷ đồng.