Những điểm mới trong quy định về bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương
Phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Bình Dương. Để hệ thống và cụ thể hóa các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ và các bộ, ngành có liên quan trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương vừa ban hành Quyết định số 13/2016/QĐ-UBND ngày 16/6/2016 quy định Bảo vệ môi trường (BVMT) thay thế Quyết định số 63/2012/QĐ-UBND ngày 18/12/2012.
Công tác kiểm tra tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng 09 tháng đầu năm 2016 trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Về công tác tổ chức hành chính: Trong 09 tháng đầu năm 2016, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Bình Dương (gọi tắt là Chi cục) đã phối hợp Viện Năng suất chất lượng Việt Nam và Trung tâm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ 2 (Smedec) lựa chọn 30 doanh nghiệp tham gia dự án năng suất chất lượng theo Quyết định số 712/QĐ-TTg ngày 21/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ; hướng dẫn phương pháp kiểm tra ISO hành chính công và tổ chức các khóa đào tạo ISO hành chính công năm 2016; tham gia khóa bồi dưỡng kỹ thuật xây dựng, đánh giá, tổ chức thực hiện đề án, dự án; …
Tình hình hoạt động khoa học và công nghệ 6 tháng đầu năm 2016 của huyện, thị, thành phố tỉnh Bình Dương
Về tổ chức bộ máy: Thực hiện Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BKHCN-BNV ngày 15/10/2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) và Bộ Nội vụ, đến nay đã có 8/9 các huyện, thị, thành phố (sau đây gọi là huyện) đã ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt động của phòng Kinh tế (huyện Dầu Tiếng: chưa thực hiện). Trong đó, quy định rõ phòng Kinh tế được Ủy ban nhân dân (UBND) huyện giao chỉ tiêu biên chế và bố trí nhân sự triển khai nhiệm vụ quản lý hoạt động KH&CN trên địa bàn huyện. Mỗi phòng Kinh tế có bố trí một lãnh đạo phòng phụ trách quản lý về KH&CN và một chuyên viên làm công tác chuyên trách KH&CN trên địa bàn.
Thương mại di động "mảnh đất màu mỡ" trong kinh doanh
Hiện nay, số lượng người dùng các thiết bị di động như máy tính bảng, điện thoại thông minh (smartphone) thay cho những chiếc máy tính cồng kềnh ngày càng gia tăng. Do đó, việc phát triển thương mại điện tử (TMĐT) trên nền tảng di động được ví như là “mảnh đất màu mỡ”, đầy tiềm năng trong việc kinh doanh của các doanh nghiệp (DN).
Phát triển du lịch vườn cây ăn trái Lái Thiêu: Cần phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền và người dân
Hàng năm bắt đầu từ tháng 3 và kết thúc vào tháng 5 âm lịch (Tết Đoan Ngọ), người dân ở khắp nơi kéo về Lái Thiêu du lịch dã ngoại tại những vườn cây xanh mát, đầy quả ngọt trĩu cành, bên cạnh dòng sông Sài Gòn hiền hòa. Vườn cây ăn trái Lái Thiêu trải rộng hơn 1.200 ha trên địa bàn 6 xã, phường ven sông Sài Gòn gồm Vĩnh phú, Lái Thiêu, Bình Nhâm, Hưng Định, An Thạnh, An Sơn; đây là vùng trồng cây ăn trái lâu đời, với nhiều chủng loại trái cây đặc sản nổi tiếng và được đánh giá là ngon nhất vùng miền Đông Nam Bộ như: sầu riêng, bòn bon, mít tố nữ, nhưng nổi bật nhất là măng cụt Lái Thiêu.
Bình Dương triển khai dự án Điều tra thoái hóa đất đai
Đất đai là nguồn tài nguyên quý giá, có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của các địa phương. Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý sử dụng đất đai thì phải đánh giá được tiềm năng và chất lượng tài nguyên đất; đặc biệt là đánh giá được các vùng có nguy cơ thoái hóa, xâm nhập mặn, ô nhiễm đất... để phân loại và đưa ra những giải pháp sử dụng đất phù hợp.