Thành phố Thủ Dầu Một: Xây dựng và Phát triển theo hướng đô thị thông minh
Với vị thế là thành phố Trung tâm trực thuộc tỉnh, trong những năm qua, Lãnh đạo Thủ Dầu Một rất quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, kịp thời tháo gỡ các vướng mắc trong việc triển khai xây dựng đô thị Thủ Dầu Một theo hướng đô thị thông minh. Cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện. Cơ sở vật chất, trang thiết bị ngày càng được đầu tư mới, đáp ứng nhu cầu hàng năm của các đơn vị. Trình độ cán bộ được nâng cao, nhất là trình độ ứng dụng công nghệ thông tin của cán bộ công chức. Tính tổng thể, liên thông và truy xuất dữ liệu giữa các phân hệ đã hoàn chỉnh, tích hợp với CSDL ngành đề đồng bộ.
Nâng cao hiệu quả năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa
Năm 2017, UBND tỉnh phê duyệt Dự án nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp (DN) vừa và nhỏ tỉnh Bình Dương giai đoạn 2017-2020, giao Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) chủ trì thực hiện. Qua 3 năm nỗ lực triển khai thực hiện, đến nay dự án đã đạt được nhiều kết quả, trong đó đã góp phần quan trọng vào việc giúp DN nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, khả năng cạnh tranh, khẳng định thương hiệu.
Ứng dụng khoa học công nghệ: Nâng cao sức cạnh tranh ngành gỗ
Vượt qua những thách thức do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, 6 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của tỉnh vẫn tăng trưởng rất ấn tượng. Đây là kết quả của việc nhiều doanh nghiệp (DN) gỗ mạnh dạn đầu tư công nghệ, phát triển sản phẩm mới và sử dụng hiệu quả các kênh tiếp thị, bán hàng trực tuyến.
Cơ sở dữ liệu khoa học và công nghệ: Động lực phát triển, đổi mới và sáng tạo
Bình Dương được đánh giá là một trong những địa phương đi đầu trong công tác đầu tư, xây dựng hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN). Trong đó, lĩnh vực thông tin và thống kê KH&CN được tỉnh quan tâm, chỉ đạo, triển khai các nhiệm vụ có tính chiến lược, thay đổi nhận thức của người dân về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo trong mọi lĩnh vực đời sống, hướng đến nền kinh tế số, kinh tế bền vững, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.
Công nghệ đồng hành hiệu quả trong phòng, chống dịch bệnh
Trước làn sóng dịch bệnh Covid-19 đang diễn ra rất phức tạp, hàng loạt các công nghệ đã được sử dụng, đồng hành trong công tác phòng chống dịch bệnh. Bình Dương cũng đã và đang đẩy mạnh triển khai sử dụng các giải pháp công nghệ nhằm giám sát, theo dõi, cách ly, kiểm soát dịch bệnh cũng như điều trị bệnh nhân Covid-19 nhằm mang lại hiệu quả cao nhất có thể.
Chuyển đổi số, lực đẩy cần phát huy
Trong tình hình dịch bệnh hiện nay, cùng với đẩy mạnh đầu tư công nghệ chế biến, chú trọng thị trường nội địa, chuyển đổi số được xem là lực đẩy để nông nghiệp Việt vượt qua khó khăn hiện tại cũng như hiệu quả cho tương lai. Chuyển đổi số được nhắc đến không chỉ như một xu thế ngắn hạn mà là một hành trình xuyên suốt, liền mạch để thay đổi diện mạo nền nông nghiệp Việt Nam.
Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật chuyển biến tích cực
Giai đoạn 2017-2021, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL). Qua đó, nhận thức, hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật của công chức, viên chức trong ngành và nhân dân được nâng lên, có nhiều chuyển biến tích cực.
Tăng cường hoạt động công nghệ thông tin và phát triển thị trường công nghệ
Theo Trung tâm Thông tin và Thống kê khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học và Công nghệ, năm 2021 trung tâm tiếp tục đẩy mạnh hoạt động công nghệ thông tin và phát triển thị trường công nghệ. Cụ thể, trung tâm theo dõi quản trị, vận hành phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc, phối hợp với các phòng, đơn vị trực thuộc sở hỗ trợ hướng dẫn sử dụng phần mềm; theo dõi, quản trị kỹ thuật, vận hành website Sở Khoa học và Công nghệ; quản trị cổng thông tin KH&CN; sàn giao dịch công nghệ và thiết bị; tổ chức Trung tâm Tư vấn KH&CN trực tuyến và các phần mềm tác nghiệp trên hạ tầng trung tâm; quản trị hạ tầng máy chủ tại Trung tâm Thông tin và Thống kê khoa học và Công nghệ.